365 ngày khám phá thị trấn ma heo hút ở New Zealand

Ông Denis, một trong những cư dân địa phương mà Carter đã gặp, chụp ảnh trong phòng "nghệ thuật" của ông (Ảnh: Tony Carter Photography)
Ông Denis, một trong những cư dân địa phương mà Carter đã gặp, chụp ảnh trong phòng "nghệ thuật" của ông (Ảnh: Tony Carter Photography)
Nhiếp ảnh gia Tony Carter đã dành một năm liên tục viếng thăm thị trấn tí hon ở New Zealand để tìm hiểu về cuộc sống cách biệt với thế giới bên ngoài tại đây.

Nằm cách dòng sông Mangaroa về phía Bắc New Zealand, chỉ cách "nền văn minh hiện đại" khoảng 40km, có một con đường cũ bẩn dẫn vào thị trấn nhỏ Ohura. Là nơi mọi người sinh sống trong những ngôi nhà dựng trên xe du lịch giá rẻ và vài cửa hàng cũ hiếm khi mở cửa, Ohura cũng như chính những người ở lại gần như bị chính quyền bỏ quên.

Rất nhiều ngôi nhà ở đây không hề có điện, một số ít khác thì lắp đặt internet, ngoài ra, chẳng ai trong số họ được nhận số tiền phúc lợi từ chính phủ bởi việc làm là một từ xa lạ tại Ohura, ngay cả nhà tù cũng đã đóng cửa. Nhiếp ảnh gia Tony Carter chuyên chụp chân dung và đám cưới đã quyết định lựa chọn nơi đây làm nơi lui tới trong 1 năm vừa qua để ghi lại cuộc sống đầy khác biệt của cộng đồng này.

Bản thân ông là một người sinh ra và lớn lên ở thành thị, vậy nên sau khi dành gần 20 năm khám phá quê hương New Zealand, Carter quyết định khám phá nơi hẻo lánh này sau khi tận mắt chứng kiến thành phố nhỏ bao quanh khu khai thác mỏ phát triển, trở thành thị trấn ma heo hắt và vắng vẻ.

365 ngày khám phá thị trấn ma heo hút ở New Zealand ảnh 1 Bà Hazel sống ở Ohura cả đời mình, giờ đã chuẩn bị bước sang tuổi 90 (Ảnh: Tony Carter Photography)
Nhiếp ảnh gia 48 tuổi tới từ Taranaki chia sẻ ông đã lái xe tới Ohura 3 lần trong tuần đầu tiên và nhanh chóng nghiện cảm giác tìm kiếm người dân trong thị trấn để chuyện trò và chụp ảnh. Vào thời điểm ông đạt được danh hiệu Nhiếp ảnh gia của năm ở New Zealand vào năm 2010, ông từng tiết lộ mình luôn muốn được thực hiện một dự án riêng lẻ trong tương lai.

Trong 1 năm, ông đi tới lui Ohura hơn 30 lần để khám phá địa điểm, gặp gỡ người dân và ghi lại một phần thị trấn nhỏ nằm trong đất nước phát triển như New Zealand, nhưng đang "chết mòn từng ngày".

Theo nguồn tin từ chính phủ thì mỏ khai thác ở đây từng là ngành công nghiệp chính ở thị trấn những năm 1930. Vào thời điểm đầu những năm 1970 khi các hầm mỏ quốc doanh đóng cửa, một lượng lớn dịch vụ và công việc kinh doanh tại thị trấn cũng sập theo và rồi hầu hết đều kết thúc khi hầm mỏ cuối cùng đóng năm 1990.

Tờ The New Zealand Herald từng đăng tải một bài báo, viết rằng dựa vào báo cáo về sự biến mất của hơn 500 người sinh sống các khu vực lân cận vào năm 2005, dân địa phương khẳng định chính phủ đã cố gắng đẩy những người còn lại rời khỏi nơi đây.

365 ngày khám phá thị trấn ma heo hút ở New Zealand ảnh 2 Julie, hiện đang làm việc bán thời gian trong một trung tâm xử lý rác thải ở thị trấn (Ảnh: Tony Carter Photography)
365 ngày khám phá thị trấn ma heo hút ở New Zealand ảnh 3 Norm là người cha của một gia đình đông đúc, chuyển từ Auckland tới Ohura (Ảnh: Tony Carter Photography)
Ông cho biết những người mình gặp đều rất thật thà, và họ dường như chẳng có gì phải giấu giếm cả. Ban đầu, ông không hiểu vì lý do gì mà mọi người chọn ở lại lâu như vậy, một số khác còn rời thành phố tới đây sống. Sự thật là bởi tài chính hạn hẹp hoặc phụ thuộc vào phong cách sống của từng người, ngoài ra, một số khác cảm nhận được tính cộng đồng và gắn bó với nơi này.

Thay vì dùng máy kỹ thuật số như bình thường, ông lựa chọn máy phim để ghi lại những khoảnh khắc quý giá, mặc dù đôi lúc ông chỉ tới thăm chứ không hề chụp ảnh. Trên thực tế, ông kiên nhẫn làm quen và thân thiết với mọi người nơi đây, để từ đó họ thoải mái và dễ dàng tâm sự, khi ấy là lúc ông có thể bấm máy.

365 ngày khám phá thị trấn ma heo hút ở New Zealand ảnh 4 Frank nghỉ hưu trong căn hộ của mình với chú chó thân thiết (Ảnh: Tony Carter Photography)
365 ngày khám phá thị trấn ma heo hút ở New Zealand ảnh 5 Liz là một trong những người đầu tiên Carter trò chuyện khi tới thăm Ohura. Bà đứng chụp ảnh bên ngoài cửa hàng mà bà chẳng bao giờ mở bán (Ảnh: Tony Carter Photography)
Dù rất nhiều người tỏ ra cởi mở và thân thiện, Carter kể rằng ông từng gặp một người đàn ông tỏ ra tách biệt và khó chịu vì sự viếng thăm của anh. Nơi ông ở không hề có điện, và ông sống tại vùng đồi ngay bên ngoài Ohura. Nhiếp ảnh gia thuật lại: "Lần đầu tôi tới, ông ấy không hề có nhà, nhưng lần sau đó, tôi còn chưa kịp mở miệng đã bị đuổi đi rồi. Tôi quyết định quay lại sau khi nói chuyện với người dân và phát hiện ông ấy rất yêu quý động vật, vì thế khi ra khỏi xe, tôi nhanh chóng nói về các loài thú để ông nhận ra sự thân thiện nơi tôi."
365 ngày khám phá thị trấn ma heo hút ở New Zealand ảnh 6 Ross, tự giới thiệu là một người làm vườn đã nghỉ hưu, đã sống trong chiếc xe du lịch 18 năm trời (Ảnh: Tony Carter Photography)
365 ngày khám phá thị trấn ma heo hút ở New Zealand ảnh 7 Sam là một trong 120 người dân sống tại Ohura (Ảnh: Tony Carter Photography)
365 ngày khám phá thị trấn ma heo hút ở New Zealand ảnh 8 Paul sống trong xe du lịch từ đầu những năm 80 sau khi chuyển tới từ Auckland. Ông thường đạp xe gần 50km tới thị trán Tamaranui để mua nhu yếu phẩm (Ảnh: Tony Carter Photography)
Tony Carter đã tổ chức một buổi triển lãm trưng bày bộ ảnh Another World: Portraits from Ohura (tạm dịch: Một thế giới khác: Chân dung Ohura) tại galerry Puke Raiki với những bức hình được John B Turner, một người New Zealand đang sống tại Bắc Kinh, để từ đó trở thành một phần thuộc Festival Ảnh Quốc tế Sơn Tây ở Trung Quốc.
Theo Theo Vntinnhanh
MỚI - NÓNG
Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ
Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ
TPO - Khoảng 4h kém, khi mặt trời còn chưa lên, những chiếc thuyền thúng của ngư dân làng chài An Hải, Thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhẹ nhàng vượt sóng vận chuyển cá, mực… từ ghe đưa vào bờ. Mỗi người đều đội trên đầu một chiếc đèn pin soi sáng để phân chia từng loại hải sản. Bến cá không quá đông đúc do người mua bán chủ yếu là các hộ dân sinh sống nơi đây và một số thương lái đến thu mua hải sản để phân phối lại cho các nhà hàng.