4 bước ứng dụng kịch ứng tác trong tập huấn, truyền thông

0:00 / 0:00
0:00
4 bước ứng dụng kịch ứng tác trong tập huấn, truyền thông
Kịch ứng tác – một loại hình nghệ thuật đã vượt ra khỏi phạm vi sân khấu và trở thành một phương pháp tập huấn và truyền thông hiệu quả về giới - bình đẳng giới trong những năm gần đây, đặc biệt khi đối tượng mục tiêu là giới trẻ. Hình thức này trên thực tế cần sự phối hợp của nhiều bên, trong đó có vai trò rất quan trọng của các chuyên gia giới, chuyên gia kịch ứng tác và nhóm thanh niên nòng cốt.

Tại Việt Nam hình thức kịch ứng tác đã được sử dụng trong các dự án phát triển nói chung và các tập huấn truyền thông về giới nói riêng từ những năm 2000. Các buổi truyền thông, tập huấn về chủ đề này hầu hết hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên, và hình thức này được biết đến như một công cụ hiệu quả để khuyến khích mọi người ngừng im lặng, để nói ra những cảm xúc và những vấn đề trải nghiệm - thực sự chưa bao giờ là dễ dàng đối với họ.

Kịch ứng tác có thể được áp dụng theo 4 bước sau:

Bước 1: Thành lập nhóm tư vấn kỹ thuật, bao gồm các chuyên gia kịch ứng tác và các chuyên gia về giới

Chuyên gia kịch ứng tác có thể là các diễn viên được đào tạo về phát triển cộng đồng và các chuyên gia phát triển cộng đồng được đào tạo về ứng dụng hình thức kịch ứng tác. Ở Việt Nam, phổ biến sẽ là các chuyên gia phát triển cộng đồng được đào tạo chuyên sâu thêm về kịch ứng tác, để trở thành các chuyên gia kịch ứng tác. Nhóm tư vấn kỹ thuật này có thể được thành lập bởi các dự án phát triển cộng đồng hoặc do các chuyên gia kịch ứng tác và chuyên gia giới tự kết nối và hợp tác với mong muốn cùng nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới.

4 bước ứng dụng kịch ứng tác trong tập huấn, truyền thông ảnh 1

Các chuyên gia kịch ứng tác và chuyên gia giới sẽ cùng hợp tác để xây dựng một chương trình đào tạo riêng dành cho thanh thiếu niên về giới và bình đẳng giới nói chung, cũng như phòng chống bạo lực và xâm hại tình dục nói riêng thông qua ứng dụng kịch ứng tác.

Bước 2: Thành lập nhóm thanh niên nòng cốt là những bạn trẻ năng động và yêu thích việc ứng dụng kịch ứng tác trong phòng chống bạo lực và xâm hại tình dục.

Các bạn trẻ đam mê diễn xuất, có năng khiếu trong giao tiếp, hoạt ngôn và có mối quan tâm đến chủ đề tập huấn (trong trường hợp này là về giới) cùng nhau tham gia một buổi casting để thành lập nhóm nòng cốt.

4 bước ứng dụng kịch ứng tác trong tập huấn, truyền thông ảnh 2

Đầu tiên các bạn trẻ được học các kiến thức về giới - bình đẳng giới nói chung và phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục nói riêng. Sau đó, các bạn được đào tạo các kỹ năng liên quan đến kịch ứng tác, như cách làm việc, cách điều phối, cách duy trì cảm xúc, và thể hiện cảm xúc của mình. Ngoài ra, nhóm nòng cốt cần thường xuyên luyện tập với nhiều tình huống giả định, để có thể giải quyết được các câu chuyện thực tế khi tham gia biểu diễn.

Bước 3: Tổ chức chuỗi các buổi kịch ứng tác nhằm nâng cao năng lực và nhận thức của các bạn trẻ khác về phòng chống bạo lực và xâm hại tình dục (GIÁO DỤC ĐỒNG ĐẲNG)

Để tiếp cận đúng đến đối tượng mục tiêu là giới trẻ, việc kết hợp với nhà trường và các bên liên quan đóng một vai trò quan trọng. Đây cũng là cách thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo, giáo viên nhà trường và các bên liên quan nhằm tạo môi trường hỗ trợ thanh thiếu niên trong công tác phòng chống bạo lực và xâm hại tình dục.

4 bước ứng dụng kịch ứng tác trong tập huấn, truyền thông ảnh 3

Một buổi tập huấn truyền thông về giới tại trường THCS Sơn Đông, Hà Nội

Sau khi thống nhất với nhà trường/các bên liên quan, nhóm nòng cốt tiến hành xây dựng kịch bản cho tình huống về bạo lực và xâm hại tình dục và câu hỏi cho phần thảo luận. Nhóm nòng cốt cũng chuẩn bị đầy đủ các đạo cụ và quà tặng cần thiết cho các bạn trẻ tham gia phần nhập vai hoặc có ý tưởng / câu trả lời hay, v.v. Đồng thời luyện tập và tổng duyệt cho buổi diễn.

Cấu trúc của một buổi kịch ứng tác bao gồm các phần: (1) Mở đầu: Giới thiệu mục đích của buổi biểu diễn; (2) Biểu diễn một tình huống: Nhóm nòng cốt diễn một tình huống liên quan đến bạo lực và lạm dụng tình dục. Cuối buổi diễn, nhóm nòng cốt khuyến khích các bạn trẻ suy nghĩ sâu hơn về tình huống và các cách giải quyết khác nhau cho vấn đề đặt ra. Mỗi giải pháp đều được nhận xét về ưu và nhược điểm; (3) Thảo luận và đóng vai: Khuyến khích các bạn trẻ lên sân khấu và đóng vai nhân vật để giải quyết các thử thách của tình huống. Các bạn trẻ có cơ hội chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau, và những giải pháp khác nhau thông qua sự ứng biến của chính mình; (4) Kết thúc.

Một buổi tập huấn/truyền thông hiệu quả bằng phương pháp này nên kéo dài tối đa 2 tiếng với quy mô dưới 100 người.

Bước 4: Tổng kết và rút kinh nghiệm toàn bộ quá trình áp dụng Kịch ứng tác

4 bước ứng dụng kịch ứng tác trong tập huấn, truyền thông ảnh 4

Bên cạnh mục tiêu tổng kết, đánh giá kết quả đạt được và những điểm cần điều chỉnh, nhóm tư vấn kỹ thuật và nhóm thanh niên nòng còn thảo luận và thống nhất các phương hướng hoạt động tiếp theo

4 bước hướng dẫn ứng dụng kịch ứng tác này được tài liệu hóa cùng các bài học kinh nghiệm tại Việt Nam trong phim tài liệu “Ứng dụng kịch ứng tác trong thay đổi nhận thức và giải quyết vấn đề” do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt thực hiện và công bố đầu tháng 12 vừa qua. Bộ phim là 1 trong 5 sáng kiến đạt giải của 2021 AGenT Documentary Video Awards. Đây cũng là sáng kiến duy nhất của Việt Nam nhận được giải thưởng và hỗ trợ tài chính, bên cạnh các sáng kiến đến từ Băng-la-đét, Ấn Độ, Phi-lip-pin và Nê-pan.

4 bước ứng dụng kịch ứng tác trong tập huấn, truyền thông ảnh 5

Click vào đây để xem Phim tài liệu “Ứng dụng kịch ứng tác trong thay đổi nhận thức và giải quyết vấn đề”.

Cùng với Hướng dẫn sử dụng phim, đây sẽ là một tài liệu hữu ích giúp các tổ chức, chuyên gia, tập huấn viên và các nhóm thanh niên áp dụng phương pháp “kịch ứng tác” không chỉ trong các tập huấn, truyền thông về giới, mà còn về các chủ đề khác nữa.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.