Nếu phát hiện bất kỳ tình huống nào sau đây, hãy cân nhắc bởi đó có thể là dấu hiệu bạn cần điều chỉnh phương pháp của mình.
Tham khảo các việc làm hấp dẫn tại careerlink.vn |
Không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ nhà tuyển dụng
Theo Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng CareerLink, im lặng thực ra là một “tiếng hét lớn” cho thấy có điều gì đó trong quá trình tìm việc cần được điều chỉnh lại. Giữa hàng trăm các hồ sơ được gửi đến, nhà tuyển dụng sẽ chọn lọc những hồ sơ "đắt giá" để phỏng vấn. Nếu sau một khoảng thời gian không nhận được phản hồi, có lẽ CV của bạn không thu hút sự chú ý của họ vì thiếu các mô tả cụ thể về thành tích, kinh nghiệm làm việc trước đây. Do đó, hãy xem xét kỹ hồ sơ, tốt nhất là với sự giúp đỡ của một người đáng tin cậy, điều này có thể tạo ra một sự khác biệt rất lớn.
Một “thủ phạm” khác có thể là bạn phụ thuộc quá nhiều vào việc ứng tuyển trên internet. Vậy nên, hãy dành nhiều thời gian hơn để liên hệ với các mối quan hệ, bạn bè hay các mạng xã hội để tăng cơ hội tìm được việc.
Ngoài ra, không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng có thể do bạn đã thiếu nỗ lực. Cần suy nghĩ lại chiến lược của mình nếu công sức bỏ ra khi tìm việc toàn thời gian chỉ ngang bằng với nỗ lực khi tìm việc làm thêm. Và đừng nhầm lẫn thời gian lo lắng và chờ đợi để nghe tin tức từ nhà tuyển dụng là thời gian tìm kiếm. Hãy đảm bảo bạn dành ít nhất là 1-2 giờ mỗi ngày để nắm bắt kịp thời các tin tuyển dụng mới nhất.
Gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các công việc tốt để ứng tuyển
Có thể bạn đã biết cụ thể về công việc mong muốn. Bây giờ hãy chắc chắn rằng bạn đang tìm kiếm đúng chỗ và tiếp cận một cách phù hợp.
Nếu đã nhắm vào các nhà tuyển dụng mục tiêu, bạn có thể nộp đơn trực tiếp vào trang web công ty, thông qua các mối quan hệ hoặc thậm chí liên hệ với những người quản lý phòng ban. Nếu không thành công, điều này cũng có thể mang đến cho bạn sự hiểu biết nhiều hơn về các hoạt động ứng tuyển.
Nhận được các phản hồi không mong muốn
Nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng có thể khiến bạn vui mừng nhưng sẽ không tốt chút nào khi cơ hội việc làm đó chỉ có một chút tương đồng với những gì bạn mong muốn. Lúc này, hãy đánh giá lại hồ sơ để đảm bảo mục tiêu và vị trí công việc đã được trình bày rõ ràng, phản ánh chính xác nguyện vọng nghề nghiệp hiện tại của bạn.
Tham gia phỏng vấn nhưng không được chọn
Có lẽ điều khó chịu nhất trong tất cả các tình huống là khi tham gia nhiều buổi phỏng vấn nhưng không nhận được bất cứ lời mời làm việc nào. Mặc dù khó có thể giải mã được lí do đằng sau quyết định của nhà tuyển dụng nhưng suy nghĩ lại cách chuẩn bị và thể hiện trong cuộc phỏng vấn là điều cần thiết để tránh bị từ chối một lần nữa. Cụ thể, hãy cân nhắc các vấn đề như bạn đã ăn mặc phù hợp chưa, có tìm hiểu trước về ngành nghề hoạt động của công ty, có sử dụng các ngôn ngữ cơ thể tích cực, có chuẩn bị các câu hỏi hay để hỏi nhà tuyển dụng, bạn có thẳng thắn trả lời các câu hỏi về điểm yếu hay người tham khảo có nhiệt tình giới thiệu bạn như một nhân viên đầy tiềm năng hay không...
Bạn hoàn toàn có thể tìm được một công việc phù hợp với mức lương đúng theo khả năng. Để làm được điều đó trước tiên bạn cần phát triển một chiến lược tìm kiếm việc làm hiệu quả, biểu hiện qua những việc như được yêu cầu phỏng vấn qua điện thoại hoặc trực tiếp hay cung cấp thêm thông tin... Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho bạn, đặc biệt nếu bạn cảm thấy quá trình tìm kiếm việc làm của mình đang bị đình trệ.