4 lỗi sinh viên mới ra trường thường mắc khi phỏng vấn

0:00 / 0:00
0:00
Phỏng vấn luôn là quá trình đầy áp lực với sinh viên mới ra trường. Do thiếu kỹ năng giao tiếp trong môi trường chuyên nghiệp nên thường có những phản ứng ngây ngô trước các câu hỏi khó. Tuy nhiên có những lỗi sai mà hầu hết ứng viên đều mắc và dẫn tới không thể thuyết phục được nhà tuyển dụng. Để thành công vượt qua vòng phỏng vấn, sinh viên mới ra trường cần đầu tư thời gian, tâm sức để tìm hiểu những điều nên và không nên ứng xử, về thái độ và cách thể hiện bản thân...

Dưới đây là 4 lỗi hầu hết sinh viên mới ra trường đều mắc phải khi phỏng vấn, bạn nên tham khảo để tránh khi kiếm việc khu vực Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM…

4 lỗi sinh viên mới ra trường thường mắc khi phỏng vấn ảnh 1

Kể quá nhiều thông tin

Một trong những thói quen thường gặp ở sinh viên mới ra trường đó là kể quá nhiều thông tin không cần thiết trong buổi phỏng vấn. Điều này dễ hiểu khi đây là cách thể hiện phẩm chất, giá trị của bản thân khi chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế. Những thành tích trong quá trình học tập, hoạt động ngoại khóa thường được ứng viên chia sẻ khi được hỏi. Tuy nhiên đây là những câu trả lời không gây được nhiều ấn tượng và nhà tuyển dụng và làm mất thời gian.

Những thông tin ứng viên cung cấp cần liên quan đến công việc, các kỹ năng hay kinh nghiệm tương ứng hoặc điểm mạnh ở một điểm mạnh cụ thể. Vì vậy ứng viên nên biết cách chắt lọc thông tin phù hợp khi trả lời từng câu hỏi, hạn chế “khoe khoang” các thành tích không liên quan, sử dụng nhiều từ khóa về kỹ năng trong công việc.

Không biết cách đặt câu hỏi

Bên cạnh việc trả lời câu hỏi thì đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng là một phần quan trọng trong buổi phỏng vấn mà sinh viên mới tốt nghiệp còn gặp hạn chế. Khi được yêu cầu đặt câu hỏi, ứng viên thường lúng túng không biết hỏi gì hoặc bắt đầu hỏi những câu hỏi không phù hợp.

Ví dụ, bạn không nên hỏi về lương và đãi ngộ ngay đầu buổi phỏng vấn hoặc hạn chế hỏi về các chủ đề tiêu cực trong môi trường làm việc.

4 lỗi sinh viên mới ra trường thường mắc khi phỏng vấn ảnh 2

Ngoài ra cách trả lời “Em/tôi không có bất kỳ câu hỏi nào” cũng cần được tránh nếu bạn không muốn mất điểm. Thay vào đó bạn hoàn toàn có thể đặt một vài câu hỏi sâu vào công việc, ví dụ “Điều quan trọng nhất mà một ứng viên cần đảm bảo trong công việc này là gì?”…

Mục tiêu thiếu thực tế

Ít kinh nghiệm làm việc không phải là lỗi đáng lo nhất của sinh viên mới ra trường mà chính là hậu quả của việc này sẽ khiến ứng viên đặt ra các mục tiêu thiếu thực tế.

Khi đặt các câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp hoặc định hướng cụ thể trong tương lai, ứng viên thường mắc lỗi không phân biệt được giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Điều này làm bạn đặt ra nhiều thành tựu xa vời mà không hình dung cách sẽ đạt được. Đây là một trong những lỗi đáng lo ngại mà doanh nghiệp e dè trước các sinh viên mới ra trường. Khi đưa ra một câu hỏi tình huống, ứng viên có xu hướng trả lời theo lý thuyết chung chung thay vì bám sát vào tình hình thực tế của doanh nghiệp. Cần chú ý điều lỗi này trong buổi phỏng vấn, các mục tiêu và kế hoạch đưa ra cần đảm bảo có thể đo lường và khả thi dưới góc độ vị trí công việc cụ thể.

Thiếu thông tin về doanh nghiệp

Là sinh viên mới ra trường, không ít trường hợp nộp hồ sơ ứng tuyển ở rất nhiều nơi nhưng không tìm hiểu về doanh nghiệp trước buổi phỏng vấn. Sự thiếu chuẩn bị này trở thành rủi ro khi ứng viên tham gia phỏng vấn mà không biết doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực gì, đâu là những văn hóa nổi bật hoặc định hướng phát triển ra sao.

Thói quen này sẽ khiến bạn thiếu các thông tin quan trọng để trả lời những câu hỏi chi tiết của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những câu hỏi về lộ trình phát triển cá nhân thông qua công việc hoặc là lý do bạn cảm thấy phù hợp với doanh nghiệp. Lời khuyên là ứng viên nên lựa chọn ứng tuyển thông minh, có chọn lọc và dành thời gian tìm hiểu doanh nghiệp trước khi tham gia buổi phỏng vấn để có thái độ thoải mái và tự tin.

Hy vọng bài viết về 4 lỗi hầu hết sinh viên mới ra trường đều mắc phải khi phỏng vấn vừa rồi đã giúp bạn rút ra những kinh nghiệm hữu ích và chinh phục vòng phỏng vấn phía trước.

MỚI - NÓNG
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
TPO - Khi đang đi trên đường để về nhà giữa nắng nóng 42 độ C, cụ ông 80 tuổi ở Hà Tĩnh bị ngất xỉu. Nạn nhân được đưa đến bệnh viện, nhưng tử vong sau đó nghi do sốc nhiệt.