9 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết: Vì lý do gì và có phải theo quy luật nào không?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Sau ngày 30 Tết năm nay (là ngày 9/2/2024 dương lịch), chúng ta sẽ không có ngày 30 Tết trong 8 năm tới mà chỉ có ngày 29 Tết. Tại sao lại như vậy và điều này là theo quy luật nào?

Ngày 30 Tết là ngày cuối cùng của một năm (âm lịch) và chúng ta hầu như luôn coi nghiễm nhiên có ngày này mỗi dịp Tết Nguyên Đán đến. Tuy nhiên, sau năm nay, phải 9 năm nữa chúng ta mới lại có ngày 30 Tết vì tháng Chạp âm lịch của 8 năm tới chỉ có đến ngày 29.

Tại sao lại như vậy?

Một tháng âm lịch là thời gian mà Mặt Trăng đi qua hết các pha của nó, thường được tính từ ngày không trăng (Trăng non - New Moon) này đến ngày không trăng tiếp theo, theo trang Time and Date. Thời gian chính xác lại thay đổi chứ không cố định vì quỹ đạo của Mặt Trăng là hình bầu dục (hình e-lip), đôi khi Mặt Trăng ở gần và đôi khi cách xa Trái Đất. Ngoài ra, Mặt Trăng cũng đi trên quỹ đạo của mình nhanh hơn khi nó ở gần Trái Đất hơn.

Một tháng âm lịch trung bình kéo dài 29,530575 ngày, hay 29 ngày, 12 giờ, 44 phút và 2 giây, tức là ngắn hơn tháng dương lịch một chút.

9 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết: Vì lý do gì và có phải theo quy luật nào không? ảnh 1

Một tháng âm lịch là thời gian mà Mặt Trăng đi qua hết các pha của nó. Ảnh: bigstockphoto.com/ Delpixart.

Thời gian để Mặt Trăng hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Trái Đất được gọi là một tháng thiên văn. Trong tiếng Anh người ta dùng từ sidereal, bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là những ngôi sao. Vậy một tháng thiên văn có nghĩa là Mặt Trăng trở lại cùng một điểm theo những ngôi sao, và thời gian này là khoảng 27,3 ngày.

Nhưng thực tế không chỉ đơn giản như vậy. Nếu Trái Đất đứng yên, tháng âm lịch sẽ bằng với tháng thiên văn. Nhưng đồng thời với việc Mặt Trăng quay quanh Trái Đất thì Trái Đất của chúng ta cũng quay quanh Mặt Trời theo cùng hướng. Cho nên sau khi hoàn thành một tháng thiên văn, Mặt Trăng lại phải di chuyển một chút nữa để sắp hàng kịp với Mặt Trời và Trái Đất như thời điểm không trăng (Trăng non) kỳ trước. Vì vậy một tháng âm lịch mới dài hơn một tháng thiên văn khoảng 2,2 ngày.

9 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết: Vì lý do gì và có phải theo quy luật nào không? ảnh 2

Ở thời điểm không trăng thì thực ra đó là Trăng non (New Moon), nhưng vì Mặt Trăng ở cùng phía với Mặt Trời, nửa tối của nó hướng về phía Trái Đất nên chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng. Ảnh: John Jardine Goss/ EarthSky.

Lịch âm thì chỉ phụ thuộc vào thực tế các pha của Mặt Trăng, mà các pha đó lại khá phức tạp như trên chứ không phải theo quy ước nào. Vì vậy, độ dài của các tháng âm lịch cũng khác nhau và việc 8 năm nữa tháng Chạp không có ngày 30 (tức là chỉ có 29 Tết chứ không có 30 Tết) cũng chỉ là sự tình cờ ngẫu nhiên chứ không phải theo quy luật nào cả.

Tóm lại, sau năm nay, phải đến Tết Nguyên Đán 2032 - 2033 (hết năm 2032, chuyển sang năm 2033) thì chúng ta mới lại có ngày 30 Tết.

9 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết: Vì lý do gì và có phải theo quy luật nào không? ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Học sinh Quảng Nam giành giải Đặc biệt cuộc thi tem bưu chính về Chiến dịch Điện Biên Phủ
Học sinh Quảng Nam giành giải Đặc biệt cuộc thi tem bưu chính về Chiến dịch Điện Biên Phủ
Từ hơn 1,3 triệu bài gửi dự thi Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2024 với chủ đề “70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua con tem bưu chính”, BTC đã chấm chọn và trao giải Đặc biệt cho em Đặng Lê Gia Nhi, học sinh Trường THCS Kim Đồng (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Có thể bạn quan tâm

Miền Bắc nắng nóng từ sáng sớm đến khuya, nhiệt độ Hà Nội có thể chạm mốc 50 độ C

Miền Bắc nắng nóng từ sáng sớm đến khuya, nhiệt độ Hà Nội có thể chạm mốc 50 độ C

HHT - Cả nước ta đang trải qua một đợt nắng nóng dữ dội, mà ở miền Bắc, đây được coi là đợt nắng nóng khắc nghiệt nhất từ đầu năm đến giờ. Theo dự báo hiện tại, nhiệt độ buổi chiều ở Hà Nội có thể lên rất cao (nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời), tiến sát hoặc chạm đến ngưỡng 50 độ C.