Ấm lòng với “tủ quần áo 0 đồng” giữa mùa dịch

0:00 / 0:00
0:00
Ấm lòng với “tủ quần áo 0 đồng” giữa mùa dịch
SVVN - REshare là dự án do anh Nguyễn Trung Nghĩa (cựu sinh viên trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP. HCM) sáng lập với mong muốn kiến tạo thêm vòng đời cho quần áo cũ.

Giải thích về cái tên REshare, anh Nghĩa cho biết: “REshare nghĩa là chia sẻ lại. RE còn là viết tắt của reuse (tái sử dụng), reduce (giảm) và recycle (tái chế). Đây là nền tảng công nghệ giúp mọi người không chỉ quyên góp những món đồ đã qua sử dụng mà còn có thể thoải mái mua sắm quần áo với mức giá 0 đồng.

“Đồ cũ không có nghĩa là phải vứt đi”

Tâm sự về lý do bắt đầu, anh Nghĩa nói: “Ban đầu, mình tìm hiểu về mảng thời trang second-hand ở nước ngoài thì thấy sản phẩm này khá tiềm năng. Thêm nữa, vợ mình cũng có rất nhiều quần áo cũ, mỗi lần dọn dẹp là không biết mang đi đâu. May sao chị hàng xóm chung cư mình ở có nhận quyên góp, nhưng lại gặp trúng đợt dịch, không đi từ thiện được nên quần áo cứ thế ngày một nhiều”.

Được biết, REshare định hướng là một doanh nghiệp xã hội, không phải một tổ chức phi chính phủ. REshare có thể tạo ra dòng lợi nhuận của mình để có thể tự phát triển và đóng góp cho cộng đồng. Trong suốt thời gian từ khi thành lập cho đến nay, REshare đã gặp không ít khó khăn vì chưa được nhiều người biết đến. Số nhân lực chỉ đếm trên đầu ngón tay nên không đáp ứng đủ để xử lý kịp quần áo. Thêm nữa, dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh tại TP. HCM đã gây bất tiện để tới nơi nhận quyên góp. “REshare đi vào hoạt động tầm trước Tết Nguyên đán 10 ngày, nhưng sau đó do dịch phải tạm dừng và phải cuối tháng 2/2021 thì mới bắt đầu triển khai lại”, anh Nghĩa nhớ lại.

Ấm lòng với “tủ quần áo 0 đồng” giữa mùa dịch ảnh 1

Quần áo sau khi phân loại được bỏ vào các KIT để mang đi giặt sạch.

Sau khi được thu mua và nhận quyên góp từ chủ cũ, nhân viên sẽ tiến hành các công đoạn như giặt, phơi khô, ủi, ghi code, chụp hình sản phẩm và cập nhật lên website. Tất cả sản phẩm được bày bán đều có giá 0 đồng, người mua chỉ cần trả phí ship khoảng 27.000 đồng cho một đơn. Loại quần áo mà REshare, hướng đến chủ yếu dành cho phụ nữ gồm: váy, áo, trang phục công sở, đồ thể thao…

Sau bốn tháng “trình làng”, REshare đã gặt hái được một số thành công nhờ sự giúp đỡ từ những người trong ngành môi trường, các anh chị cố vấn khởi nghiệp, các khách hàng trẻ tuổi từ các diễn đàn, mạng xã hội. “Có rất nhiều đơn đăng ký nhận quần áo, tuy nhiên mỗi người chỉ được giới hạn 3 món đồ/ngày. Mọi người lựa chọn những bộ quần áo thật sự phù hợp với mình nhưng không được lấy nhiều. Điều này giúp hạn chế trường hợp người dùng sử dụng không đúng mục đích và tạo cơ hội cho nhiều người nhận được món đồ họ thật sự cần”, anh Nghĩa chia sẻ.

Ấm lòng với “tủ quần áo 0 đồng” giữa mùa dịch ảnh 2

Mỗi chiếc quần, cái áo đều có mã code để theo dõi trên website.

Ông chủ kiêm luôn shipper giao đồ

Số lượng đặt đơn và phản hồi tích cực về sản phẩm mà REshare mang lại ngày một tăng. Đến nay, REshare đã nhận được hơn 300 đơn quyên góp, thậm chí có người gửi đồ đến 2-3 lần.

Chị Nguyễn Bích Quỳnh Tiên (24 tuổi), ngụ tại Quận Bình Thạnh - một khách hàng của dự án chia sẻ: “Mình biết REshare qua group trên mạng. Ban đầu mình chỉ đặt cho vui vì thấy quần áo để giá 0 đồng, nhưng khi đồ giao tới thì chị khá bất ngờ vì nhìn rất mới và thơm. Các bạn trong dự án còn tâm huyết khi kèm theo một tờ cảm ơn rất dễ thương”.

Ấm lòng với “tủ quần áo 0 đồng” giữa mùa dịch ảnh 3

Sau khi làm sạch, quần áo được đo đạc kích thước để chuẩn bị cập nhật lên "Tủ quần áo 0 đồng".

Bạn Kiều Ngọc Các (sinh viên năm cuối, trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) cũng vui mừng khi có được địa chỉ tin cậy từ REshare để trao tặng những bộ quần áo mà mình không còn nhu cầu sử dụng. Ngọc Các thổ lộ: “Vì mình là con gái nên hay mua đồ nhiều, mà lại không biết phối như nào cho tốt. May sao được biết REshare, mình có thể quyên góp một số quần áo để tránh lãng phí, còn có thể giúp được những người cần đến, giống như từ thiện vậy. Đây thực sự là một dự án có ý nghĩa và cần mở rộng thêm”.

Còn với Phạm Thị Cẩm Son (25 tuổi), ngụ tại TP. Thủ Đức (TP. HCM), do mùa dịch kéo dài, chị Son không thể làm từ thiện như lúc trước. Nhưng nhờ REshare mà chị có thể chủ động hơn. Chị tự chụp hình, đăng hình, phân loại, bấm nút quyên góp và chờ nhóm đến lấy những bộ quần áo đã được sắp xếp sẵn. “Mỗi lần thấy quần áo mình quyên góp được trưng lên "tủ quần áo 0 đồng" rồi được người ta mua, mình cảm thấy rất vui. Dịch kéo dài nên nhiều người khổ quá, mình giúp phần nào được thì giúp”, chị nói.

Là người sáng lập nhưng anh Nghĩa lại kiêm luôn shipper của REshare khi cần. Khi giao hàng cho khách, anh cũng gặp và lắng nghe để tìm hiểu được những khó khăn của họ về vấn đề quần áo đã qua sử dụng.

Trong tương lai gần, ông chủ 8X này vẫn sẽ phát triển REshare với kim chỉ nam bảo vệ môi trường, tạo ra nhiều giá trị nhân văn cho cộng đồng.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.