Âm 'ma' trên những cây đàn cổ

0:00 / 0:00
0:00
TP - Nghiên cứu mới của Ý cho thấy, các nhạc cụ cổ có phát ra một loại “âm thanh thứ ba” bí ẩn khiến chúng trở nên chất lượng hơn rất nhiều.

Các nghệ sĩ violin có xu hương thích chơi các nhạc cụ cổ, với một số cây đàn, chẳng hạn như đàn violin Stradivari, có giá lên tới hàng triệu bảng Anh. Giờ đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một số nhạc cụ cũ thực sự tạo ra âm thanh đặc biệt - một loại âm “ma” mà không phải ai cũng có thể nghe được và được tạo ra khi hai nốt nhạc được chơi cùng một lúc.

Nổi tiếng nhất trong số các âm thanh này là âm Tartini, được đặt theo tên nhà soạn nhạc và nghệ sĩ vĩ cầm người Ý, Giuseppe Tartini. Vào năm 1714, ông đã phát hiện ra những âm thanh này và cho đến gần đây, chúng được xác định là những ảo giác thính giác - được tạo ra nhờ sự biến dạng của các tần số khác nhau trong tai chúng ta.

“Đó là một loại rung động rất nhẹ nhàng, giống như tiếng chuông và điểm mấu chốt là tùy thuộc vào hợp âm mà bạn chơi, nó sẽ luôn phát ra cùng một nốt nhạc. Các nhạc sĩ quan tâm tới nó bởi vì bạn chỉ có thể nghe thấy nó nếu bạn đang chơi đúng tông”, ông Christian Lloyd, biên tập viên của tạp chí The Strad cho biết.

Ông Giovanni Cecchi tại Đại học Florence (Ý) và các đồng nghiệp gần đây đã phát hiện ra rằng các rung động tạo ra loại âm này có thể được phát hiện và ghi lại bên ngoài tai - nhưng chỉ khi hai nốt nhạc được chơi đồng thời trên cùng một cây đàn violin. Giờ đây, các cuộc nghiên cứu sâu hơn đã tiết lộ rằng, âm thanh “thứ ba” này nghe rõ hơn nhiều trên một số cây violin nhất định.

Nhóm nghiên cứu đã tuyển dụng một nghệ sĩ vĩ cầm chuyên nghiệp để chơi một loạt các tổ hợp hai nốt, được gọi là dyad, trên năm cây violin khác nhau: một vĩ cầm Tononi từ năm 1700, một vĩ cầm vô danh của Ý thế kỷ 18; một vĩ cầm từ thế kỷ 19 được sản xuất ở London; một cây vĩ cầm thủ công có niên đại từ năm 1971; và một cây đàn hiện đại được sản xuất hàng loạt.

Âm 'ma' trên những cây đàn cổ ảnh 1
Một cây vĩ cầm Stradivari tại nhà đấu giá Christie's ở New York, 2008

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Âm học Hoa Kỳ, những hợp âm nổi bật hơn nhiều trên các cây đàn cũ. “Trường hợp đáng nhớ nhất được tìm thấy trong một cây vĩ cầm cổ của Ý, được làm ở Bologna vào năm 1700 bởi thợ làm đàn nổi tiếng Carlo Annibale Tononi. Ngược lại, các hợp âm nhỏ hơn một cách đáng kể trong các cây đàn violin chất lượng kém”, ông Cecchi nói.

Cho đến nay, các hợp âm do violin tạo ra được coi là quá nhỏ để có thể nghe được và do đó không được để tâm nhiều. “Kết quả của chúng tôi đã thay đổi quan điểm này bằng cách chỉ ra rằng những cây vĩ cầm có chất lượng tốt có thể tạo ra hợp âm rõ ràng, ảnh hưởng đến cảm nhận âm nhạc của người chơi”, ông Cecchi cho biết, đồng thời nói thêm rằng điều này có thể đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm nghe nhạc của mọi người. “Sự hài hòa của dyad được phong phú hóa nhờ nó, từ đó người nghe có thể cảm nhận âm nhạc một cách tích cực”, ông Cecchi nói.

Ông Cecchi cho biết trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung phân tích nhiều loại violin hơn để xác định các thành phần vật lý chính xác đứng đằng sau việc tạo ra những âm sắc này.

Theo theguardian.com, ngày 1/11/2022
MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.