Ăn dứa và những 'đại kỵ' ai cũng cần biết để khỏi nguy hiểm

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Thơm ngon và chứa nhiều chất có lợi cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai ăn dứa cũng tốt. Thậm chí với một số người mắc bệnh hay bà bầu, ăn dứa còn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
Quả dứa rất giàu vitamin, khoáng chất, nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người mẫn cảm, người già, trẻ nhỏ... ăn dứa không đúng cách, ăn dứa quá nhiều sẽ dẫn đến dị ứng với biểu hiện sưng lưỡi, rát lưỡi, gây tiêu chảy, buồn nôn, khó thở…. Người bị bệnh dạ dày PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu. Người thừa cân béo phì
Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì ó điều đối với những người thừa cân béo phì.
Ăn dứa và những 'đại kỵ' ai cũng cần biết để khỏi nguy hiểm ảnh 1 Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Ảnh minh hoạ: Internet
Người đái tháo đường người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Người huyết áp cao Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp. Phụ nữ mang thai
Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.
Ăn dứa và những 'đại kỵ' ai cũng cần biết để khỏi nguy hiểm ảnh 2 Những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa. Ảnh minh hoạ: Internet
Người bị hen phế quản, viêm mũi họng Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn... Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.

Những lưu ý đặc biệt khi ăn dứa

Không ăn dứa bị dập, nát Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.
Ăn dứa và những 'đại kỵ' ai cũng cần biết để khỏi nguy hiểm ảnh 3 Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột. Ảnh minh hoạ: Internet
Không ăn dứa xanh Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột. Không ăn dứa khi đói Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.

Dấu hiệu và cách xử trí khi bị ngộ độc dứa

Biểu hiện dị ứng khi ăn dứa là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Nghiêm trọng hơn, có người còn bị sốc do cơ địa quá nhạy cảm.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do men phân giải protein có trong dứa. Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.

Sau khi ăn dứa xuất hiện triệu chứng ngộ độc cần cấp cứu càng sớm càng tốt. Chủ yếu là gây nôn, sau đó cho uống nước chè đường. Cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, hiệu quả.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Một tiết học của học sinh Trường THCS Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: NGHIÊM HUÊ

Băn khoăn một chương trình nhiều sách giáo khoa

TP - Sau 5 năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó là thay sách giáo khoa (SGK) cuốn chiếu theo từng cấp học, dư luận và nhà giáo vẫn còn thấy những khó khăn, bất cập. Thậm chí cử tri cũng đã lên tiếng về vấn đề này.
Tài khoản sinh viên sư phạm bất ngờ nhận hơn 127 triệu đồng; hiệu trưởng ở Cà Mau bị 'bắt ghen'

Tài khoản sinh viên sư phạm bất ngờ nhận hơn 127 triệu đồng; hiệu trưởng ở Cà Mau bị 'bắt ghen'

TPO - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phản hồi về chế độ tiền lương giáo viên mầm non; tài khoản của nhiều sinh viên sư phạm bất ngờ nhận hơn 127 triệu đồng; hủy kết quả trúng tuyển cao học của Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh Bắc;… là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.