Arnis, từ môn võ lạ đến cơ hội săn Vàng SEA Games của thể thao Việt Nam

TPO - Arnis, võ gậy truyền thống của người Philippines khá xa lạ với Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta đã thích ứng khá tốt và giành tới 7 HCV ở 2 kỳ SEA Games trước. Bây giờ, khi Arnis tái xuất ở Đại hội Thể thao Đông Nam Á, Arnis Việt Nam đang nỗ lực tập luyện để hướng đến những tấm HCV tiếp theo.
Arnis, từ môn võ lạ đến cơ hội săn Vàng SEA Games của thể thao Việt Nam ảnh 1

Arnis (hay Eskrima), tức võ gậy, môn võ thuật chiến đấu truyền thống của Philippines, sau này được nâng cấp thành môn thể thao quốc gia như Muay Thai của Thái Lan hay Vovinam của Việt Nam. Khi Philippines đăng cai SEA Games lần thứ ba vào năm 2005, họ đã thành công trong việc đưa Arnis vào nội dung cạnh tranh huy chương. Môn này xuất hiện thêm lần nữa vào năm 2019 ở kỳ SEA Games cũng tại Philippines, và lần này, SEA Games 32 ở Campuchia.

Mặc dù là môn võ xa lạ, nhưng Việt Nam đã thích ứng khá tốt, không những thoải mái tham gia mà còn biến đây thành cơ hội săn Vàng. 2 lần trước, đội tuyển Arnis Việt Nam giành 3 HCV ở SEA Games 2005 và 4 HCV ở SEA Games 2019.

Là một trong các quốc gia đăng ký tham gia Arnis ở SEA Games 32, đội tuyển Arnis Việt Nam được thành lập với 2 HLV, 23 VĐV (13 VĐV nam, 10 VĐV nữ), tham dự 12 nội dung (8 đối kháng và 4 biểu diễn). Mặc dù thi đấu rất thành công tại SEA Games 2019 (giành 4 HCV, chỉ sau chủ nhà Philippines) nhưng sau một thời gian gián đoạn, Arnis Việt Nam phải gây dựng lại. Điều này dẫn đến không ít khó khăn.

Theo HLV trưởng Nguyễn Thái Linh, phong trào Arnis dần phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là hai thành phố lớn, Hà Nội Và TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chưa quá phát triển để tạo nên cộng đồng lớn và hình thành những giải thi đấu chính thức. Đó là lý do đội tuyển Arnis Việt Nam chỉ được thành lập để tham dự SEA Games, dựa trên các VĐV lấy từ bộ môn khác.

Arnis, từ môn võ lạ đến cơ hội săn Vàng SEA Games của thể thao Việt Nam ảnh 2

Trong quá khứ, đội tuyển Arnis Việt Nam từng giành 3 HCV ở SEA Games 2005 và 4 HCV ở SEA Games 2019.

“Các VĐV Arnis chủ yếu được chuyển từ môn Pencak Silat sang bởi có nhiều tương đồng, nhất là bộ pháp di chuyển đến chiến thuật. HLV Nguyễn Thanh Quyền thuộc là lứa đầu tiên giành Vàng của Arnis Việt Nam (SEA Games 2005) cũng từ Pencak Silat chuyển sang”, HLV Nguyễn Thái Linh nói với Báo Tiền Phong, “Vì vậy các VĐV Pencak Silat khi chuyển sang chơi Arnis chỉ cần học thêm kỹ thuật sử dụng gậy và chú ý khoảng cách”.

Mặc dù vậy, đây không phải quá trình dễ dàng. Người đứng đầu đội tuyển Arnis cho biết: “Lịch trình tập luyện đội tuyển Arnis căng thẳng từ nhiều tháng nay, bởi các VĐV chuyển đổi từ các môn khác sang nên cần thời gian để thích ứng, học các kỹ thuật mới.

Từ 15/2 đội đã tập 4 ca mỗi ngày. 5 rưỡi sáng các VĐV bắt đầu chương trình chạy rèn thể lực và tập kỹ thuật. Sau quãng nghỉ ngắn, ca tập tiếp theo bắt đầu lúc 8 giờ. Buổi chiều cả đội lại tập lúc 14h30, và ca tập cuối diễn ra lúc 19h30. Trước SEA Games, cường độ tập luyện có sự điều chỉnh với 3 ngày nghỉ ngơi và hồi phục”.

Tại SEA Games 32, Arnis Việt Nam hướng đến mục tiêu giành từ 2 đến 3 HCV. Điều này xuất phát từ việc nội dung thi đấu ít hơn so với cách đây 4 năm, đồng thời Ban tổ chức cũng giới hạn hạng cân khiến các VĐV hoặc phải ép cân hoặc chuyển đổi hạng cân. Hiện đội tuyển còn 3 VĐV từng chơi Arnis ở kỳ SEA Games 2019, bao gồm Đào Thị Hồng Nhung từng giành HCV, nhưng đều phải điều chỉnh hạng cân ảnh hưởng đến phong độ cũng như thể lực.

“Chỉ tiêu 2, 3 HCV là động lực để toàn đội phấn đấu”, HLV Nguyễn Thái Linh chia sẻ, “Chúng tôi sẽ cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu đề ra”.

Arnis, từ môn võ lạ đến cơ hội săn Vàng SEA Games của thể thao Việt Nam ảnh 3

Đội tuyển Arnis Việt Nam tham dự 12 nội dung (8 đối kháng và 4 biểu diễn) tại SEA Games 32.

Arnis, từ môn võ lạ đến cơ hội săn Vàng SEA Games của thể thao Việt Nam ảnh 4

Trong Arnis, các VĐV sử dụng gậy (cứng hoặc mềm) ở nội dung đối kháng, dùng thêm dao, kiếm ở nội dụng biểu diễn.

Arnis, từ môn võ lạ đến cơ hội săn Vàng SEA Games của thể thao Việt Nam ảnh 5Arnis, từ môn võ lạ đến cơ hội săn Vàng SEA Games của thể thao Việt Nam ảnh 6

Vì những lý do mang tính đặc thù, từ 15/2 đội đã tập 4 ca mỗi ngày để hướng đến SEA Games 32.

Arnis, từ môn võ lạ đến cơ hội săn Vàng SEA Games của thể thao Việt Nam ảnh 7

Cường độ tập luyện cao và điều chỉnh hạng cân khiến nhiều VĐV mệt mỏi.

Arnis, từ môn võ lạ đến cơ hội săn Vàng SEA Games của thể thao Việt Nam ảnh 8

Mặc dù vậy, toàn đội vẫn nỗ lực hết mình, đáp ứng yêu cầu của Ban huấn luyện.

Arnis, từ môn võ lạ đến cơ hội săn Vàng SEA Games của thể thao Việt Nam ảnh 9Arnis, từ môn võ lạ đến cơ hội săn Vàng SEA Games của thể thao Việt Nam ảnh 10Arnis, từ môn võ lạ đến cơ hội săn Vàng SEA Games của thể thao Việt Nam ảnh 11Arnis, từ môn võ lạ đến cơ hội săn Vàng SEA Games của thể thao Việt Nam ảnh 12

Ban huấn luyện đội tuyển Arnis Việt Nam gồm HLV trưởng Nguyễn Thái Linh, HLV Nguyễn Thanh Quyền từng giành HCV SEA Games 2005 và Ruel A Gat, chuyên gia người Philippines gắn bó với đội tuyển Arnis Việt Nam từ cuối 2004.

Arnis, từ môn võ lạ đến cơ hội săn Vàng SEA Games của thể thao Việt Nam ảnh 13

Đội tuyển Arnis Việt Nam quyết tâm hoàn thành mục tiêu đoạt 2, 3 HCV ở SEA Games 32.

Tin liên quan