Ba trường Bách khoa ký thỏa thuận cho phép sinh viên được trao đổi học tập

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Ba trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) vừa ký thỏa thuận cho phép sinh viên được trao đổi học tập, nghiên cứu trong khối ba trường.

Theo đó, các trường sẽ tổ chức các khóa học trao đổi theo hình thức dài hạn hoặc ngắn hạn. Các khóa dài hạn (1 học kỳ tương ứng khoảng 20 tuần) cho phép sinh viên của các trường được đăng ký học tập/ thực tập/ nghiên cứu tại trường đối tác. Sinh viên đăng ký tối đa 15 tín chỉ. Các học phần đăng ký phải có trong chương trình đào tạo của trường tiếp nhận. Sinh viên được sắp xếp học tập, thực tập, nghiên cứu cùng các với sinh viên của trường tiếp nhận trong các lớp học được mở theo kế hoạch học tập chuẩn của trường.

Các khóa ngắn hạn (học kỳ hè tương ứng từ 6 đến 8 tuần): các trường đại học tổ chức các khóa học ngắn hạn trong thời gian hè, công bố chương trình, nội dung khóa học và cho phép sinh viên của các trường được đăng ký học tập từ 1 - 2 học phần. Ngoài thời gian lên lớp, sinh viên có thể tham gia thực tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trường tiếp nhận. Ngoài nội dung học tập chuyên môn, trường tiếp nhận tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu văn hoá, hoạt động cộng đồng… Khóa ngắn hạn được tổ chức chung cho tất cả sinh viên của các trường tham gia.

Ba trường Bách khoa ký thỏa thuận cho phép sinh viên được trao đổi học tập ảnh 1

Ba trường: ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) ký thỏa thuận cho phép sinh viên được trao đổi học tập, nghiên cứu trong khối ba trường.

Để được tham gia chương trình, sinh viên đăng ký tại trường đang học và được sự đồng ý của trường cử đi cho phép tham gia các khóa trao đổi sinh viên. Trường cử đi có tránh nhiệm lập danh sách sinh viên đủ điều kiện gửi cho trường tiếp nhận trước khóa trao đổi 1 tháng để thuận tiện cho việc tổ chức lớp. Các trường cử đi và tiếp nhận lập bản thỏa thuận học tập cho các sinh viên, trong đó có kế hoạch học tập/ thực tập/ nghiên cứu cụ thể. Thỏa thuận học tập phải được trưởng khoa/ viện và Hiệu trưởng của trường cử đi và trường tiếp nhận đồng ý phê duyệt.

Kết thúc khóa trao đổi, trường tiếp nhận đào tạo sinh viên có trách nhiệm cấp bảng điểm, xác nhận hoàn thành khóa thực tập, nghiên cứu, các hoạt động ngoại khóa. Trường cử sinh viên đi có trách nhiệm công nhận/ miễn hoặc chuyển đổi kết quả tất cả các học phần đã học sang chương trình đào tạo (bao gồm học phần bắt buộc, tự chọn, tự chọn tự do tương ứng với chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư chuyên sâu đặc thù hoặc thạc sĩ) của sinh viên, hoặc tính điểm rèn luyện khi sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa tùy thuộc vào quy định của từng trường.

Hiện tại, khóa học ngắn hạn bắt đầu được mở từ học kỳ hè năm học 2022 - 2023 tại trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng). Các khóa học ngắn hạn tiếp theo sẽ được tổ chức luân phiên tại các trường.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.