Bán rẻ hàng nghìn boongke quân sự ngăn phát xít Đức tấn công

0:00 / 0:00
0:00
Pháo đài Hurka được cải tạo thành bảo tàng. Ảnh: Festung Hurka.
Pháo đài Hurka được cải tạo thành bảo tàng. Ảnh: Festung Hurka.
TPO - Quân đội Séc đang bán hàng nghìn hầm ngầm quân sự trước được xây dựng để ngăn một cuộc tấn công của phát xít Đức năm 1938. Giá bán thấp nhất là 1.000 euro (gần 27 triệu đồng).

Cuối những năm 30 của thế kỷ trước, Tiệp Khắc lo sợ rằng, người Đức sẽ tấn công bất ngờ, phá vỡ hệ thống phòng thủ trước khi họ có thể huy động quân chính quy và dự bị. Vì thế, Tiệp Khắc xây dựng một hệ thống công sự, boongke dày đặc dọc biên giới với Đức quốc xã.

Đến tháng 9/1938, hệ thống công sự, hầm ngầm của Tiệp Khắc chưa hoàn tất, nhưng kết hợp với các dãy núi ở khu vực biên giới cũng tạo ra một rào cản đáng kể đối với quân đội Đức quốc xã.

Sau cuộc 'Cách mạng nhung' tháng 11/1989, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc được đổi tên thành Cộng hòa Liên bang Séc và Slovakia. Ngày 1/1/1993, Séc và Slovakia chính thức tách ra, trở thành 2 nước độc lập.

Chính phủ Tiệp Khắc đã huy động 1,1 triệu binh sĩ và quân đội nước này sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, cuối tháng 9/1938, Thủ tướng Anh Neville Chamberlain và Thủ tướng Pháp Edouard Daladier ký thỏa thuận với trùm phát xít Adolf Hitler tại thành phố Munich của Đức. Theo thỏa thuận, Tiệp Khắc phải nhượng lại Đức quốc xã phần lớn diện tích biên giới, nơi có nhiều người Đức sinh sống thời đó.

Điều đó đồng nghĩa với việc, tất cả công sự và hầm ngầm bê tông của Tiệp Khắc ở khu vực biên giới rơi vào tay Đức quốc xã. Không có hệ thống phòng thủ này, Tiệp Khắc trở nên bất lực về quân sự. Điều này giúp Đức quốc xã chiếm đóng các khu vực còn lại của Tiệp Khắc vào tháng 3/1939.

Bán rẻ hàng nghìn boongke quân sự ngăn phát xít Đức tấn công ảnh 1

Quân Đức kiểm tra một công sự biên giới sau khi chiếm đóng Tiệp Khắc. Ảnh tư liệu.

Nghịch lý là chính hệ thống công sự, hầm ngầm biên giới này đã giúp quân Đức phòng thủ trước sự tấn công của Hồng quân Liên Xô vào mùa xuân năm 1945.

Trong 8 thập kỷ sau đó, các hệ thống phòng thủ bê tông ở khu vực biên giới "trơ gan cùng tuế nguyệt".

Bán rẻ hàng nghìn boongke quân sự ngăn phát xít Đức tấn công ảnh 2

Các tình nguyện viên sửa chữa, cải tạo hầm ngầm. Ảnh: DW.

Vừa bán vừa cho

Từ năm 2000, Cộng hòa Séc dần dần muốn giải tán hệ thống công sự, hầm ngầm nơi biên giới. Quân đội Séc có thể chuyển nhượng chúng cho các địa phương hoặc bán cho cá nhân.

“Chúng tôi đã đăng ký 4.993 boongke chiến đấu nhỏ trước chiến tranh trên lãnh thổ của mình”, ông Petr Sykora công tác tại bộ phận báo chí của Bộ Quốc phòng Séc, nói với DW.

Bán rẻ hàng nghìn boongke quân sự ngăn phát xít Đức tấn công ảnh 3

Pháo đài Bouda giờ được bảo vệ với tư cách di tích văn hóa. Nguồn: DW.

Ông Sykora cho biết, vì các công sự, hầm ngầm không còn giá trị quân sự nữa nên gần 1/3 trong số đó đã đổi chủ. “Đến nay, chúng tôi đã chuyển giao và bán được 1.767 công sự hạng nhẹ và 112 công sự hạng nặng”, ông nói.

Quân đội Séc có kế hoạch bán tất cả các công sự, hoặc chuyển giao miễn phí cho các tỉnh, thành phố.

Quân đội sẽ chỉ giữ lại vài tòa nhà để dùng theo thiết kế ban đầu, ví dụ cơ sở lưu trữ, pháo đài lớn, ông Sykora nói. Trong số pháo đài lớn, quân đội muốn giữ lại một pháo đài vì nơi đó đặt một trạm địa chấn chuyên theo dõi các vụ nổ hạt nhân.

Bán rẻ hàng nghìn boongke quân sự ngăn phát xít Đức tấn công ảnh 4

Mỗi năm lại có thêm nhiều hầm ngầm biên giới được rao bán trên website của quân đội Séc. “Giá bán thường dao động từ 1.000 tới vài chục ngàn euro”, ông Sykora cho biết. Những hầm ngầm đắt tiền bao gồm diện tích đất và nằm trong các khu vực có cánh đồng nho, cảnh đẹp.

Một số boongke đã được cải tạo thành bảo tàng thu hút du khách trong và ngoài nước. Nơi hút khách nhất hiện nay là pháo đài Hurka ở ngoại ô thị trấn Kraliky, dưới chân dãy Sudetes gần biên giới phía bắc với Ba Lan. Pháo đài Bouda được cải tạo và bảo vệ với tư cách là di tích văn hóa.

MỚI - NÓNG