Bảo hiểm xã hội: Chỗ dựa an vui cho tuổi già

0:00 / 0:00
0:00
Ông A Thiêng phấn khởi khoe số tiền lương mới được lĩnh
Ông A Thiêng phấn khởi khoe số tiền lương mới được lĩnh
TP - Là một tỉnh miền núi, biên giới, nhưng tại tỉnh Kon Tum, nhiều người dân từ lâu đã hiểu được giá trị của chính sách và tham gia đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH). Nhiều người đang thụ hưởng chế độ lương hưu, thẻ BHYT từ chính sách BHXH tự nguyện, không ít người đang từng ngày chắt chiu để tham gia nhằm tích lũy cho tương lai.

Niêm vui lúc xế chiều

Số liệu một số cuộc điều tra mới đây cho thấy, hiện cả nước có khoảng 65% người trong độ tuổi nghỉ hưu nhưng không có lương hưu, không có trợ cấp, nên vẫn tiếp tục phải làm việc hoặc dựa vào con cháu về tài chính để trang trải chi phí cuộc sống. Chỉ có 35% số người hết tuổi lao động có lương hưu để trang trải chi phí hàng ngày, được cấp miễn phí thẻ BHYT để chăm sóc sức khỏe, một phần đông số họ là nhờ tham gia BHXH khi còn sức lao động.

Ông A Thiêng, hơn 100 tuổi, dân tộc H’Rê (ở xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) là một trong số ít người già có lương hưu ở địa phương. Ông A Thiêng từng có thời gian tham gia cách mạng, sau đó làm ở xã, rồi lên huyện. Sau bao năm làm việc, cống hiến, ông A Thiêng bắt đầu được hưởng lương hưu từ tháng 1/1977. Đến nay, ông đã có gần 44 năm hưởng lương hưu với mức 4 triệu đồng/tháng.

Nhờ có lương hưu, ông A Thiêng đã sống an vui ở tuổi xế chiều bên con cháu mà không phải vất vả làm lụng để có thu nhập lo cho cuộc sống như nhiều người già nơi đây. Số tiền lương hưu của ông với nhiều người có thể không lớn, song ở huyện miền núi, còn nhiều khó khăn như Kon Plông số tiền lương ấy thậm chí còn hơn tổng thu nhập của một hộ gia đình nơi đây. Với nhiều người già trong làng, trong xã, có lương hưu như ông A Thiêng là cả một niềm mong ước...

Theo ông A Thiêng, các con của ông đều làm nương rẫy, thu nhập không nhiều lại bấp bênh, nên cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả. Vì vậy, với lương hưu để tự trang trải cuộc sống của mình, ông còn trích một phần để hỗ trợ các cháu ăn học. “Già thật lòng biết ơn Đảng, Nhà nước và cả BHXH nữa, đã giúp Già có lương hưu. Bao nhiêu năm nay, nhờ lương hưu mà Già và gia đình sống khỏe đấy, lúc Già đau ốm cái thẻ BHYT cho tiền chữa bệnh hết. Nếu như không có tiền lương hưu của Già thì cuộc sống của con cháu chắc sẽ chật vật lắm”, ông A Thiêng nói.

Lao động tự do cũng có lương hưu

Không nguồn thu nhập ổn định, lại có thể gặp nhiều bất trắc về sức khỏe... là những rủi ro của người lao động tự do khi về già. Hiểu được điều đó, ông Bùi Minh Nhật (thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum) sau khi dừng tham gia BHXH bắt buộc đã tiếp tục lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu và có thẻ BHYT chăm sóc sức khỏe khi về già.

“Trước đây tôi làm việc tự do, gần 45 tuổi mới xin làm bảo vệ ở một trường mầm non và bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc. Đầu năm 2021, tôi đủ 60 tuổi, nhưng thời gian tham gia BHXH mới hơn 15 năm. Tôi có thể rút BHXH một lần, hoặc đóng 1 lần cho số năm còn thiếu để nhận lương hưu, không phải cậy nhờ con cháu, nên tôi chọn cách đóng bù để có lương hưu”, ông Nhật nói.

Với lựa chọn của mình, ông Nhật đang nhận lương hưu với mức gần 1,5 triệu đồng/tháng. Theo ông, số tiền lương hưu hàng tháng tuy không lớn, nhưng ông hoàn toàn tự chủ về tài chính của mình, không phụ thuộc vào ai, lại được phát thẻ BHYT miễn phí.

Hiểu được chính sách BHXH và mong muốn có lương hưu để chủ động khi về già, hiện nhiều người lao động tự do ở tỉnh Kon Tum đã và đang tham gia BHXH tự nguyện. Theo thống kê của BHXH tỉnh Kon Tum, tính đến hết tháng 4/2021, số người tham gia BHXH của toàn tỉnh là 47.246 người, trong đó BHXH tự nguyện trên 8.000 người.

Tính đến cuối 2020, cả nước có khoảng 14,1 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu, trong đó chỉ có trên 3,1 triệu người có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (chiếm 22,1% tổng số người sau độ tuổi nghỉ hưu). Bên cạnh đó có khoảng 1,8 triệu người nhận trợ cấp hưu trí xã hội. Như vậy, vẫn còn khoảng 9,2 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu (chiếm 65%) không có lương hưu, trợ cấp hàng tháng.

Hiện cả nước có trên 1,2 triệu người tham gia BHXH tự nguyện, trong đó năm 2019 và 2020, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng gần gấp đôi các năm trước liền kề. Kết quả này có được nhờ thay đổi chính sách, khi ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng với người tham gia BHXH tự nguyện, đẩy mạnh truyền thông, vận động người tham gia của BHXH Việt Nam và các đại lý thu.

Theo Luật BHXH hiện hành, công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên, bất kể làm ngành nghề gì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện để về già có lương hưu, trừ người lao động có hợp đồng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Mức đóng hiện nay chỉ từ 154 nghìn đồng/người/tháng, ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 10-30% số tiền đóng theo điều kiện người tham gia.

MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.