Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tạo đột phá từ chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
Trong nhiều năm trở lại đây, BHXH Việt Nam luôn là đơn vị đi đầu trong khối bộ ngành về chuyển đổi số, dụng công nghệ thông tin (CNTT). Với đối tượng quản lý lớn và rộng khắp mọi miền, kết quả từ chuyển đổi số đã tạo bước ngoặt trong quản lý và phục vụ người dân, doanh nghiệp của ngành BHXH. Để hiểu hơn về những kết quả trên, chúng tôi có cuộc trao đổi với Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam - Nguyễn Thế Mạnh.

- Trước tiên, xin ông cho biết về những kết quả nổi bật về chuyển đổi số, ứng dụng CNTT đã tạo ra đột phá trong quản lý, phục vụ người dân và doanh nghiệp của BHXH Việt Nam đạt được thời gian qua?

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam - Nguyễn Thế Mạnh: BHXH Việt Nam là một trong số đơn vị đầu tiên đã kết nối thành công với Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư ngay khi hệ thống này đưa vào vận hành chính thức. Trong quá trình triển khai, BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ ngành liên quan nhằm xây dựng, làm giàu CSDL quốc gia về Bảo hiểm. Hiện, ngành BHXH đang quản lý hơn 91,74 triệu người tham gia, trong đó đã xác thực và đồng bộ với CSDL quốc gia về dân cư đạt 94%.

Không chỉ hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hạ tầng công nghệ, nhân sự… BHXH Việt Nam luôn đồng hành, phối hợp chia sẻ dữ liệu với nhiều bộ ngành, địa phương. Đặc biệt, BHXH Việt Nam được Chính phủ giao là đơn vị chủ quản của CSDL quốc gia về Bảo hiểm - 1 trong 6 CSDL quốc gia quan trọng.

BHXH Việt Nam đã tích cực phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ LĐ-TB&XH… triển khai 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông, gồm: Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú – Trợ cấp mai táng. BHXH Việt Nam còn cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến, tạo nhiều thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục về BHXH, BHYT, BHTN.

BHXH Việt Nam cũng phối hợp chặt chẽ với ngành Công an, Y tế triển khai sử dụng Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp và ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNEID) phục vụ người dân đi khám chữa bệnh (KCB) BHYT; ứng dụng công nghệ sinh trắc tại cơ sở KCB và cơ quan BHXH các cấp; liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử từ cơ sở KCB, Sổ Sức khỏe điện tử; Dữ liệu bảo hiểm đã đồng bộ, chia sẻ thông tin giúp Bộ GT&ĐT theo dõi, đánh giá tình hình việc làm của sinh viên sau khi ra trường.

Tới nay, toàn bộ các cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc đã triển khai KCB BHYT bằng CCCD gắn chip, với gần 50 triệu lượt tra cứu thành công, đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh và cơ sở KCB BHYT.

BHXH Việt Nam cũng hoàn thành cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, như: Đăng ký và đóng BHXH tự nguyện; Đăng ký, đóng, cấp thẻ BHYT;Giải quyết hưởng BHXH một lần… giúp đơn giản hoá thủ tục, giảm thời gian, chi phí và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi giao dịch với cơ quan BHXH.

Ngành BHXH cũng iếp tục nâng cấp, triển khai hiệu quả ứng dụng VssID - BHXH số. Đã triển khai kết nối, tích hợp tài khoản định danh điện tử (tài khoản VNeID) trên ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam; hướng tới cho phép hơn 50 triệu người dân đang có tài khoản VNeID có thể truy cập, sử dụng ứng dụng VssID một cách dễ dàng, thuận tiện.

Bên cạnh đó, công tác đảm bảo an toàn dữ liệu, an ninh mạng cũng được BHXH Việt Nam đặc biệt quan tâm. BHXH Việt Nam đã thành lập Đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của ngành để chủ động ứng phó từ sớm, xử lý, ngăn chặn kịp thời các cuộc tấn công mạng.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tạo đột phá từ chuyển đổi số ảnh 1

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam - Ông Nguyễn Thế Mạnh.

- Những kết quả đạt được trong công tác ứng dụng CNTT, chuyển đổi số đã mang lại những thay đổi mang tính “bước ngoặt” trong mọi hoạt động của ngành BHXH Việt Nam, cụ thể ra sao thưa ông?

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam - Nguyễn Thế Mạnh: Với quan điểm xuyên suốt “lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm phục vụ”, tất cả các kết quả, nhiệm vụ của ngành BHXH Việt Nam đều hướng tới mục tiêu này. Do đó, hoạt động chuyển đổi số phải mang tới những lợi ích tối ưu, tốt hơn cho người tham gia, thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

Công tác chuyển đổi số của BHXH Việt Nam đã được thực hiện mạnh mẽ, toàn diện, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức của người đứng đầu đến từng cán bộ; thấy được tầm quan trọng của công tác ứng dụng CNTT, chuyển đổi số với hoạt động của ngành. Các đơn vị trong toàn ngành BHXH đã chủ động, quyết liệt thực hiện chuyển đổi số, chuyển từ phương thức quản lý thủ công sang hiện đại; tác phong làm việc chuyển từ hành chính sang phục vụ nhằm tăng sự hài lòng, phục vụ người tham gia BHXH, BHYT ngày càng tốt hơn.

Các lĩnh vực hoạt động của ngành BHXH đều được số hóa và ứng dụng CNTT, với gần 30 hệ thống ứng dụng CNTT quản lý các quy trình nghiệp vụ; hơn 20 nghìn tài khoản trong ngành thường xuyên truy cập, khai thác và sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ.

Hệ thống thông tin giám định BHYT của BHXH Việt Nam đang kết nối với gần 13.000 cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc. Đây là công cụ hiệu quả, góp phần giúp công tác KCB BHYT công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tham gia BHYT. Hằng năm, Hệ thống Thông tin giám định BHYT cùng Hệ thống giao dịch BHXH điện tử đã tiếp nhận khoảng 300 triệu hồ sơ giao dịch trực tuyến. Thực tế cho thấy, việc giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH không chỉ góp phần giảm tải áp lực giải quyết hồ sơ, thủ tục cho cơ quan BHXH, còn giúp các tổ chức, cá nhân tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí đi lại khi giao dịch với cơ quan BHXH.

Đáng chú ý, 100% thủ tục của ngành đã được cung cấp trực tuyến toàn trình trên Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam và Cổng dịch vụ công quốc gia. Gần như tất cả các hoạt động của Ngành, cũng như các giao dịch của người người dân, DN với cơ quan BHXH đã được thực hiện trên môi trường số. Do đó, không chỉ giúp người dân, DN có thể giao dịch với cơ quan BHXH mọi lúc, mọi nơi mà còn có thể dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, kiểm tra đối chiếu dữ liệu tham gia, thụ hưởng chính sách. Nhờ đó, tính minh bạch của thông tin, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát quản lý, sử dụng quỹ BHXH, BHYT, BHTN được nâng cao rõ rệt...

BHXH Việt Nam cũng tích cực triển khai, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động thanh kiểm tra của ngành theo phương thức điện tử kết hợp với trực tiếp. Qua đó tăng chất lượng thanh kiểm tra, giảm nhân lực và thời gian so với trước gần 1 nửa. Đồng thời, đem lại hiệu quả rõ rệt trong công tác thu, phát triển người tham gia, giảm nợ đóng, nhất là giảm thiểu tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT.

- Thưa ông ứng dụng VssID - BHXH số đã làm thay đổi cách nhìn của người dân về ngành BHXH, nó cũng cho thấy tiến trình chuyển đổi số của ngành đang diễn ra mạnh mẽ, liên tục. Ông có thể giới thiệu kỹ hơn về ứng dụng này?

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam - Nguyễn Thế Mạnh: BHXH Việt Nam đã đưa vào triển khai ứng dụng “VssID - BHXH số” trên nền tảng thiết bị di động. Hiện có hơn 30 triệu tài khoản sử dụng ứng dụng, với hơn 4 triệu lượt sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng để đi KCB trên toàn quốc. Có thể thấy, ứng dụng VssID đã đem đến thành công bước đầu trong công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam theo lộ trình xây dựng Chính phủ số ở Việt Nam.

Với ứng dụng này, người dùng có thể quản lý, kiểm soát các thông tin về quá trình tham gia - thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT, BHTN; thực hiện các giao dịch với cơ quan BHXH; sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để KCB BHYT… một cách tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN (ASSA) lần thứ 38, BHXH Việt Nam đã vinh dự được ASSA trao tặng giải thưởng “Thực tiễn hiệu quả” tại hạng mục công nghệ thông tin cho ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” trên điện thoại thông minh. Điều đó cho thấy sự quan tâm, đánh giá cao của các tổ chức an sinh xã hội quốc tế đối với giải pháp công nghệ mang lại nhiều tiện ích cho người tham gia này.

Hệ thống chăm sóc khách hàng của ngành BHXH Việt Nam cũng được quan tâm đổi mới theo hướng hiện đại, thân thiện với nhiều kênh tư vấn, hỗ trợ người tham gia. BHXH Việt Nam kết nối với người dân, doanh nghiệp không chỉ qua tổng đài chăm sóc khách hàng, còn khai thác các kênh thông tin mạng xã hội để kết nối, tuyên truyền chính sách tới cộng đồng.

Có thể nói, những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 đã không chỉ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân mà còn tăng cường hiệu quả quản lý của Ngành. Qua đó, góp phần xây dựng ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, vì sự hài lòng của người dân, DN theo đúng tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã đề ra.

- Xin cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG
Học sinh Quảng Nam giành giải Đặc biệt cuộc thi tem bưu chính về Chiến dịch Điện Biên Phủ
Học sinh Quảng Nam giành giải Đặc biệt cuộc thi tem bưu chính về Chiến dịch Điện Biên Phủ
Từ hơn 1,3 triệu bài gửi dự thi Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2024 với chủ đề “70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua con tem bưu chính”, BTC đã chấm chọn và trao giải Đặc biệt cho em Đặng Lê Gia Nhi, học sinh Trường THCS Kim Đồng (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Có thể bạn quan tâm

Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên

Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên

Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương; đồng thời phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, ngày 24/4/2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.