Bạo lực học đường (Phần 1): Đối diện để hiểu rõ

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Bạo lực học đường không phải vấn đề mới xảy ra mà là câu chuyện đã tồn tại nhiều năm trong môi trường giáo dục. Vấn nạn này tồn tại như một ngọn lửa âm ỉ để rồi khi một trong những ngọn lửa ấy bùng cháy, những cái kết thương tâm xảy ra, dư luận lại dậy sóng để tìm cách dập tắt. Cùng tham vấn ý kiến của các chuyên gia để hiểu rõ, xây dựng các giải pháp phòng vấn nạn này.
Bạo lực học đường (Phần 1): Đối diện để hiểu rõ ảnh 1

Tín hiệu cảnh báo

Năm 2022, một nữ sinh lớp 8 bị đưa vào nhà vệ sinh đánh và lột đồ quay clip (Vụ việc xảy ra vào chiều ngày 27/6 tại khu bể bơi ở Khu đô thị Lò Gạch, xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An). Do mâu thuẫn cá nhân, một nữ sinh lớp 8 bị nhóm nữ sinh khác đưa vào nhà vệ sinh hành hung, dùng tay chân và dép tấn công. Vụ việc có người quay clip đưa lên mạng xã hội gây xôn xao dư luận. Những chấn thương cơ thể có thể phục hồi, những tổn thương tâm lý của nạn nhân khi vừa bị bạo lực, vừa bị quay và đăng tải lên mạng bao giờ mới hết.

Sau đó 4 tháng, một nam sinh lớp 11 đâm bạn lớp 12 tử vong khai "do chống đỡ màn đánh hội đồng". Vì mâu thuẫn cá nhân, trong quá trình chống đỡ màn đánh hội đồng của đàn anh lớp 12, nam sinh lớp 11 đã dùng dao mang sẵn đâm một nhát khiến 1 nam sinh lớp 12 tử vong. Gây án xong, đối tượng được gia đình vận động nên đã đến cơ quan Công an đầu thú. Bước đầu, xác định: Nguyễn Tiến Thuận (SN 2005) trú tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là học sinh lớp có mâu thuẫn từ trước với Phan Quang Minh (SN 2006) - học sinh lớp 11G cùng trường với Thuận. Người đã mất nhưng còn lại đó là nỗi đau, sự ám ảnh của những người ở lại.

Mới đây, vụ việc nữ sinh ở Nghệ An nghi tự tử tại nhà riêng. Em N.T.Y.N trường Chuyên ĐH Vinh được cho là bị đánh, bị ngược đãi, cô lập và bị áp đảo tâm lý. Hiện nay chưa có kết luận cuối cùng từ các cơ quan chức năng nhưng vụ việc một lần nữa dấy lên nghi vấn về nạn bạo lực học đường – vấn nạn đáng báo động ở Việt Nam hiện nay.

Liên tiếp các vụ bạo lực tại môi trường giáo dục có tính chất nghiêm trọng xảy ra như một tín hiệu cảnh báo rằng vấn nạn bạo lực học đường cần được quan tâm, sát sao hơn nữa để những hậu quả đáng tiếc không xảy ra, tránh lửa to rồi mới dập.

Khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định:

Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

Những người “đi bắt nạt” là ai?

Bạo lực học đường cần được hiểu đúng để xử lý thoả đáng, tránh đơn giản hoá các sự việc nghiêm trọng và “thổi phồng” những chuyện nhỏ. Do đó, việc hiểu rõ bản chất về mặt tâm lý của những người là nạn nhân hay những kẻ có hành vi bạo lực học đường là vô cùng quan trọng. TS. Đặng Hoàng Ngân – Chuyên gia Tâm lý học về tâm lý Phát triển trẻ em và thanh thiếu niên nhận định: “Trước hết, chúng ta cần thống nhất về cách hiểu rằng bạo lực học đường có nhiều hình thức như tấn công thể chất, tấn công tinh thần, bạo lực trực tuyến, cô lập,… Có những hành vi vượt ngoài sức chịu đựng của học sinh khác, gây hậu quả nặng nề. Có những hành vi, mặc dù không tốt, nhưng không xuất phát từ ác ý mà là do không ý thức được tổn thương của người khác. Do đó, tâm lý của những học sinh gây bạo lực theo các mức độ khác nhau là khác nhau.”

Bạo lực học đường (Phần 1): Đối diện để hiểu rõ ảnh 2

Ảnh minh họa.

“Những học sinh thực hiện hành vi bạo lực học đường thường có quyền lực trong trường, đi kèm với nhãn quan không đúng về ứng xử với người khác. Có nhiều yếu tố làm nên quyền lực của những học sinh đi bạo lực bạn khác như khỏe mạnh hơn, chơi với các học sinh lớn tuổi hơn hoặc chơi trong nhóm học sinh có sức ảnh hưởng và nhiều trường hợp có phụ huynh là người có sức ảnh hưởng hoặc học sinh ấy tin rằng phụ huynh mình luôn làm mọi điều theo ý của mình. Những học sinh này tin rằng không ai có thể ngăn cản được mọi điều mình làm. Các em ấy tin rằng nạn nhân đáng phải chịu đựng sự phân biệt đối xử hoặc hành vi bạo lực, vì những khiếm khuyết, lỗi lầm hoặc thậm chí là hoàn cảnh của nạn nhân. Những ứng xử vượt quá ranh giới đạo đức, luật lệ như vậy được gọi là “hành vi mang tính chống đối xã hội”. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trong Tâm lý học nhận thấy những học sinh có hành vi bạo lực học đường gây hậu quả lớn là trẻ em, thanh thiếu niên bị ngược đãi, bạo hành trong gia đình; là học sinh bị cô lập, kỳ thị trên lớp.

Bạo lực học đường (Phần 1): Đối diện để hiểu rõ ảnh 3
Chuyên gia Tâm lý Đặng Hoàng Ngân chia sẻ trong một số nghiên cứu, những người “đi bắt nạt” có thể từng là nạn nhân.”

Bên cạnh đó, có những học sinh thực hiện hành vi bạo lực là do chưa ý thức được hành động của mình và nỗi tổn thương của người khác. Chẳng hạn có em dùng cách gọi tên với ý định trêu đùa, nhưng bạn mình cảm thấy bị miệt thị. Những hành động bạo lực nhưng không có chủ ý dùng quyền lực để đe dọa người khác như vậy, thường sẽ dừng lại khi người bạo lực hiểu được cảm nhận của nạn nhân. Tâm lý của những học sinh bạo lực theo hướng này thường là chưa đủ trải nghiệm để đồng cảm và chưa biết về các mẫu ứng xử thân thiện.”

Nắm bắt được tâm lý của những người hay thực hiện hành vi bạo lực học đường cũng là cách để những người trong cuộc nhanh chóng tìm ra phương án giải quyết những sự việc đang diễn ra và lâu dài hơn là hình thành những kế hoạch ngăn chặn, phòng chống.

Có chuyện “tự nhiên” trở thành nạn nhân?

Bạn N.N.T.L (20 tuổi, Hà Nội) đã từng là nạn nhân của nạn bạo lực học đường. Theo đó, L. bị 1 nhóm bạn nói xấu, xúc phạm, miệt thị về ngoại hình. Thậm chí nhóm học sinh này còn ví mặt của em với diễn viên phim khiêu dâm, sau đó ghép ảnh bêu xấu L. trong nhóm kín. Táo tợn hơn, một bạn trong nhóm học sinh này đã gọi L. bằng tên của diễn viên đó trong suốt những năm học cấp 3. Sự việc đã trở thành 1 cú sốc tâm lý đối với em khiến em thấy sợ hãi, áp lực khi đến trường trong nhiều năm liền.

Theo TS. Đặng Hoàng Ngân, nạn nhân của bạo lực học đường có thể là bất kỳ ai, vì hành vi sai trái xuất phát từ những người sử dụng bạo lực. Tuy nhiên, những học sinh có nguy cơ bị bạo lực cao hơn gồm:

Những em không được chấp nhận, quý mến tại trường học và càng thiếu vắng bạn thân hoặc nhóm bạn chơi cùng, nguy cơ bị bạo lực càng cao hơn. Việc có khiếm khuyết ngoại hình, tính cách khác biệt và không có tiếng nói, từng mắc sai lầm nào đó, có hoàn cảnh sống đặc biệt hơn các bạn,… thường là cái cớ được lấy ra để bị bạo lực. Tuy nhiên, những em có nhiều đặc điểm ưu thế cũng là đối tượng bị bạo lực. Lý do đằng sau là bị ghen ghét, đố kị, là hình mẫu so sánh khiến những học sinh đi bắt nạt cảm thấy bị đả kích cái Tôi.

Những em từng bị bắt nạt, bạo lực trước đây ở trường hoặc ngoài trường học có nguy cơ rất cao trong việc tiếp tục trở thành nạn nhân. Bởi lẽ, các em đã hình thành niềm tin rằng mình sẽ không bao giờ được buông tha và chuyện lên tiếng chỉ làm tình hình xấu đi. Hoặc tệ hơn, các em bị hình thành niềm tin sai lầm rằng, mình đáng bị chịu đựng bạo lực, vì bản thân chưa đủ tốt.

Bên cạnh đó, những em chưa tìm được cách để khẳng định bản thân, đứng lên vì chính mình, tìm sự đồng lòng của nhóm bạn, tìm sự giúp đỡ cũng có nguy cơ bị hứng chịu bạo lực.

Xử lý những người có hành vi bạo lực học đường ra sao?

Khi những vụ bạo lực học đường mang tính chất nghiêm trọng xảy ra, dư luận lại đặt ra các câu hỏi về quy định pháp luật, cách xử lý những người gây ra hậu quả ra sao khi nhiều vụ bạo lực học đường, cái chết của nạn nhân đến từ bạo lực ngôn từ chứ không hề có tác động vật lý.

Theo luật sư Dương Lê Ước An (Công ty luật hợp danh Đại An Phát): “Nếu như điều tra được những em trên 16 tuổi có hành vi miệt thị, bài trừ dẫn tới làm người khác tự tử thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Còn đối với những trường hợp dưới 16 tuổi nếu miệt thị, làm nhục người khác dẫn đến tự tử sẽ bị xử phạt hành chính tại Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.”. Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội làm nhục người khác.

Bạo lực học đường (Phần 1): Đối diện để hiểu rõ ảnh 4
Theo luật sư Dương Lê Ước An: “Sau tất cả, sẽ không chỉ là bản án dành cho người gây ra bạo lực học đường, mà còn là sự dằn vặt lương tâm theo họ đến hết cuộc đời.”

Ngoài ra, người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.”

Bên cạnh đó, Luật sư Dương Lê Ước An cũng chỉ ra vai trò của Pháp luật Việt Nam trong việc ngăn chặn, xử lý các vụ bạo lực học đường. Theo đó, tại Điều 6 Nghị định 80/2017/ NĐ-CP đã quy định các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường, tiếp đó tại Điều 7 Thông tư 38/2019/TT-BLDTBXH cũng quy định những biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường; Điều 8, Điều 9 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH quy định về việc hỗ trợ và xử lý khi có nguy cơ bạo lực học đường,…

Như vậy, dù có những quy định phạm luật về bạo lực học đường nhưng tại sao thực trạng này vẫn diễn ra và có chiều hướng ngày càng phức tạp. Có nhiều lý do như nhà trường, giáo viên chỉ tập trung vào công tác giảng dạy mà quên đi yếu tố rất quan trọng đó là môi trường giáo dục, từ đó chưa quan tâm và sát sao. Tiếp đến phải kể tới những hiểu lầm về bạo lực học đường từ cả gia đình và nhà trường. Một phần quan trọng nữa là diễn biến tâm lý của các nạn nhân khi thường chọn phương án im lặng và những người chứng kiến sợ việc trình báo sẽ biến mình trở thành nạn nhân tiếp theo.

Vậy việc tháo gỡ nút thắt cho các nạn nhân liệu có dễ dàng, những giải pháp nào để phòng, chống bạo lực học đường? Mời bạn đọc đón xem ở phần 2.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ du học sinh Việt giàu lòng nhân ái, vận dụng đam mê Hóa sinh cho các dự án vì sức khỏe cộng đồng

Nữ du học sinh Việt giàu lòng nhân ái, vận dụng đam mê Hóa sinh cho các dự án vì sức khỏe cộng đồng

SVVN - Phan Dương Thục Quyên (sinh năm 2007) hiện theo học tại Oxford International College, Anh. Dù đang du học ở nước ngoài, Thục Quyên vẫn tích cực tham gia các chương trình thiện nguyện tại Việt Nam. Từ niềm đam mê Hóa sinh, cô bạn mong muốn được vận dụng những hiểu biết của bản thân để đóng góp cho các dự án vì cộng đồng và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Kỳ thực tập mùa hè đáng nhớ của những 'nhà báo' năm nhất đến từ Học viện Ngoại giao

Kỳ thực tập mùa hè đáng nhớ của những 'nhà báo' năm nhất đến từ Học viện Ngoại giao

SVVN - Thực tập ngay từ năm nhất là một cơ hội lớn đối với các sinh viên ngành Truyền thông Quốc tế - Học viện Ngoại giao. Trải qua kỳ thực tập mùa hè 2024 đầy ý nghĩa tại Ban Sinh  viên, báo Tiền Phong, 5 sinh viên Ngoại giao đã thêm vào hành trang của riêng mình những bài học và kinh nghiệm quý giá trên hành trình theo đuổi giấc mơ “cầm bút” trong tương lai.
Mọi sự nỗ lực đều sẽ được đền đáp xứng đáng!

Mọi sự nỗ lực đều sẽ được đền đáp xứng đáng!

SVVN - Vốn là một người không thích xuất hiện trước ống kính, tuy nhiên sau khi được tiếp xúc với nghệ thuật, Minh Trang dần cảm thấy bén duyên và yêu nghề nhiều hơn. Bắt đầu đi lên từ mảng kid, sau đó là mẫu teen và hoạt động cho đến hiện tại, Minh Trang càng khẳng định sự quyết tâm chinh phục niềm đam mê diễn xuất nhiều hơn, sau 2 lần thi đại học và trở thành tân sinh viên chuyên ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.
Chân dung nữ thủ khoa khối D07 tỉnh Thái Nguyên sau một năm 'chọn Ngoại giao'

Chân dung nữ thủ khoa khối D07 tỉnh Thái Nguyên sau một năm 'chọn Ngoại giao'

SVVN - Trần Thu Trang (sinh năm 2005) hiện là sinh viên năm hai khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại Học viện Ngoại giao. Với số điểm 28.25 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, cô đã xuất sắc trở thành Thủ khoa khối D07 của tỉnh Thái Nguyên. Mang theo nhiều kỳ vọng khi bước vào cánh cửa đại học, Thu Trang đã không ngừng học tập, phát triển và chứng tỏ bản thân trong năm đầu tại Học viện.
Hoa khôi duyên dáng Ngoại thương 2022 rạng rỡ ngày tốt nghiệp

Hoa khôi duyên dáng Ngoại thương 2022 rạng rỡ ngày tốt nghiệp

SVVN - Trần Hà Linh - Cựu sinh viên K59 chương trình Chất lượng cao Kinh tế chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Hoa khôi cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương năm 2022 vừa chính thức nhận bằng tốt nghiệp vào cuối tuần vừa qua. Cùng lắng nghe những chia sẻ của Hoa khôi Ngoại thương trong thời điểm chính thức rời xa giảng đường đại học.
Hành trình từ nữ học sinh trường chuyên đến thủ khoa Quản trị Marketing

Hành trình từ nữ học sinh trường chuyên đến thủ khoa Quản trị Marketing

SVVN - Nguyễn Phan Mỹ Vân, sinh năm 2002 tại Hà Nội, là thủ khoa tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Marketing Chất lượng cao, lớp Quản trị Marketing CLC62C, khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với GPA 3.92/4.0. Cô bạn đã gặt hái được nhiều thành tích tiêu biểu, trong đó nổi bật là việc giành học bổng khuyến khích học tập trong 6/7 kỳ và lọt vào Top 5 toàn quốc tại Bảng Digital - Sinh viên trong cuộc thi Việt Nam Young Lions 2023.
Nữ thủ khoa ngành Truyền thông Marketing NEU xuất sắc chinh phục học bổng thạc sĩ danh giá tại Anh Quốc

Nữ thủ khoa ngành Truyền thông Marketing NEU xuất sắc chinh phục học bổng thạc sĩ danh giá tại Anh Quốc

SVVN - Bùi Hoàng Yến Nhi (sinh năm 2002) là nữ sinh viên xuất sắc đạt danh hiệu thủ khoa chuyên ngành Truyền thông Marketing Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) với GPA 3.9/4.0. Cô đã chinh phục nhiều học bổng khuyến khích học tập, đặc biệt đã giành được Học bổng Southampton Presidential International Scholarship cho khóa thạc sĩ Marketing Analytics tại University of Southampton, Anh Quốc.