Bất ngờ việc kinh doanh dịch vụ phi hàng không

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nhu cầu đi lại nội địa và hàng không quốc tế hồi phục giúp doanh thu và lợi nhuận của các công ty cung cấp suất ăn máy bay, dịch vụ mặt đất tăng trưởng. 

Các doanh nghiệp dịch vụ phi hàng không đang lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ, kết quả được thể hiện trong báo cáo tài chính quý III năm nay.

Theo đó, CTCP Suất ăn Hàng không Nội Bài (mã NCS) ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 11,6 tỷ đồng, tăng 36% so với quý trước. Luỹ kế 9 tháng, doanh nghiệp lãi hơn 30 tỷ đồng, tăng trưởng tới 1.043% so với năm trước.

Lý giải cho bước nhảy vọt này, NCS cho biết thị trường nội địa đã phục hồi hoàn toàn so với giai đoạn trước. Sản lượng, doanh thu các hãng hàng không tăng trưởng mạnh khi đường bay được nối lại, tăng chuyến sớm hơn dự kiến.

Bất ngờ việc kinh doanh dịch vụ phi hàng không ảnh 1

Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp lãi hơn 30 tỷ đồng, tăng trưởng tới 1.043% so với năm trước.

Sản phẩm phi hàng không ra mắt thêm mặt hàng mới, được thị trường đón nhận. Một trong những sản phẩm được chú ý là trà sữa Lotus Sky, giá 49.000 đồng/cốc, phổ biến trên các chuyến bay của Vietnam Airlines.

Đến hết 30/9, tổng tài sản của NCS đạt 522 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Nợ ngắn hạn hơn 100 tỷ đồng, nợ dài hạn 169 tỷ đồng.

Kết quả tích cực cũng ghi nhận tại CTCP Phục vụ mặt đất Sài Gòn (mã SGN), doanh nghiệp hiện cung cấp dịch vụ mặt đất trọn gói cho hơn 50 hãng hàng không tại ba sân bay quốc tế là Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và Cam Ranh.

SGN báo lãi hơn 72 tỷ đồng, gấp 2,4 lần cùng kỳ, nhờ đường bay quốc tế nhộn nhịp trở lại, có thêm khách hàng mới. Quý này, doanh thu tài chính của SGN tăng 147% so với cùng kỳ, lên gần 16 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính gần như bằng 0. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh 45% lên gần 49 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng SGN ghi nhận doanh thu thuần 1.090 tỷ đồng và lãi ròng hơn 200 tỷ đồng, tăng 56% và 86% so với cùng kỳ. Với kết quả trên, SGN đã thực hiện được 96% kế hoạch doanh thu và gần đạt kế hoạch lãi sau thuế năm nay.

Tính đến hết tháng 9, SGN nắm giữ gần 1.090 tỷ đồng tài sản ngắn hạn, trong đó tiền mặt và tiền gửi là 640 tỷ đồng. Khoản mục lớn kế tiếp là phải thu ngắn hạn ở mức 432 tỷ đồng, tăng gần 90 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ phải trả của SGN tăng hơn 94 tỷ đồng từ đầu năm, khoản phải trả người lao động hơn 115 tỷ đồng.

CTCP dịch vụ hàng không Sân bay Đà Nẵng (mã MAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý III với doanh thu đạt 43 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt 2 tỷ đồng, tăng 1 tỷ đồng so với cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế của MAS mức tăng trưởng 3,5 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm 2022 lỗ 386 triệu đồng.

Tính đến hết quý III, doanh nghiệp này có tổng tài sản đạt 73 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 30 tỷ đồng và dài hạn là 42 tỷ đồng. Đáng chú ý, phải thu khách hàng đã chiếm 1/2 cơ cấu tài sản ngắn hạn của CTCP dịch vụ hàng không Sân bay Đà Nẵng. So với hồi đầu năm, phải thu khách hàng trong đợt này tăng khá mạnh từ 7 tỷ đồng lên 15 tỷ đồng.

Bất ngờ việc kinh doanh dịch vụ phi hàng không ảnh 2

SASCO ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý III tăng 269%

CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sân Nhất (SASCO) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý III tăng 269% so với cùng kỳ, đạt 130 tỷ đồng. Mảng sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính hay lợi nhuận khác đều ghi nhận tăng trưởng cao. Doanh nghiệp cho biết tình hình kinh doanh đã khôi phục bình thường, khi sản lượng hành khách đi và đến tại nhà ga quốc nội và quốc tế tăng mạnh.

Trong các chỉ tiêu tài chính, nợ phải trả của SASCO tăng mạnh lên 880 tỷ đồng (đầu năm 518 tỷ đồng), chủ yếu do khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng mạnh. Với khoản phải thu (162 tỷ đồng), IPP Group của ông Johnathan Hạnh Nguyễn chiếm hơn 60% (99,7 tỷ đồng).

MỚI - NÓNG
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
TPO - Hoa hậu Ngọc Hân vừa nhận tin trúng tuyển với số điểm 14, xếp thứ 5 trong số các học viên của chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam.