Bị phương Tây siết quy định nhập cảnh vì COVID-19, Trung Quốc dọa trả đũa

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bắc Kinh tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả sau khi Mỹ và các quốc gia khác thắt chặt quy định phòng chống COVID-19 đối với những người đến từ Trung Quốc.
Bị phương Tây siết quy định nhập cảnh vì COVID-19, Trung Quốc dọa trả đũa ảnh 1

Bà Mao Ning. Ảnh: AP

Trả lời tại cuộc họp báo hôm 3/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cho biết trong khi nhiều quốc gia phản ứng tích cực với việc nới lỏng biện pháp phòng COVID-19 của Bắc Kinh, thì các quốc gia khác lại phản ứng bằng những lệnh hạn chế “không tương xứng và không thể chấp nhận được”.

“Chúng tôi sẵn sàng tăng cường giao tiếp với phần còn lại của cộng đồng quốc tế, và cùng nhau hợp tác chiến thắng COVID-19. Cùng lúc đó, chúng tôi không tin rằng các biện pháp hạn chế nhập cảnh mà một số quốc gia đã áp dụng với Trung Quốc là dựa trên cơ sở khoa học”, bà Mao nói. “Chúng tôi kiên quyết từ chối sử dụng các biện pháp phòng chống COVID-19 cho mục đích chính trị, và sẽ thực hiện các biện pháp tương ứng để đối phó với các tình huống khác nhau dựa trên nguyên tắc có đi có lại.”

Úc trở thành một trong những quốc gia mới nhất áp dụng các biện pháp hạn chế đối với du khách đến từ Trung Quốc, yêu cầu xuất trình xét nghiệm COVID-19 âm tính trong vòng 48 giờ, bắt đầu từ ngày 5/1. Các nghị sĩ đối lập đã lên án động thái này, trích dẫn khuyến nghị từ Giám đốc Y tế Paul Kelly , người lập luận rằng không có lý do thuyết phục nào cho những hạn chế mới.

Nhiều quốc gia khác, như Mỹ, Ý, Pháp và Anh, đã áp đặt các quy tắc tương tự trong những ngày gần đây, trong khi Ủy ban châu Âu của EU cho biết “đại đa số” trong số 27 thành viên của khối muốn làm theo. Các yêu cầu xét nghiệm và cách ly cũng đã được đưa ra ở những nơi khác của châu Á, bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Malaysia.

Trong cuộc họp báo hằng ngày tại Washington hôm 3/1, người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre đã được yêu cầu bình luận về lời cảnh báo của Bắc Kinh liên quan đến các biện pháp hạn chế. Bà khẳng định Trung Quốc “không có lý do gì để trả đũa”, vì các quốc gia chỉ đang thực hiện “các biện pháp y tế thận trọng, có cơ sở khoa học để bảo vệ công dân của họ”.

Chính phủ Trung Quốc không nói rõ họ sẽ trả đũa như thế nào và cũng chưa công bố bất kỳ quy tắc mới nào của riêng mình. Nhưng Bắc Kinh trước đó đã cáo buộc các quốc gia phương Tây cố gắng “phá hoại nỗ lực kiểm soát COVID-19 trong 3 năm của Trung Quốc”.

Theo RT
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Trump tình tứ khiêu vũ với phu nhân sau lễ nhậm chức

Tổng thống Trump tình tứ khiêu vũ với phu nhân sau lễ nhậm chức

TPO - Sau khi tham gia các hoạt động của lễ nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã cùng khiêu vũ tại Dạ hội Tổng tư lệnh trên nền ca khúc "An American Trilogy" của Elvis Presley. "Tôi chưa từng có đặc ân nào cao cả hơn trong cuộc đời này ngoài việc được phục vụ với tư cách là tổng tư lệnh của các bạn, không chỉ một mà là hai lần", ông Trump nói với đám đông đang reo hò.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) ngày 21/1/2025 ký sắc lệnh hành pháp về việc Mỹ sẽ rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới, hiện do Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus (trái) lãnh đạo. Mỹ là một trong những nhà tài trợ tài chính lớn nhất của tổ chức này, đóng vai trò trung tâm trong phản ứng với đại dịch toàn cầu COVID-19. Ảnh: AP.

Mỹ rút khỏi WHO: Bốn tác động tiêu cực

TPO - Hôm nay (ngày 21/1), Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp rút nước này khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Quyết định này có khả năng gây ra những hậu quả sâu rộng đối với hoạt động của WHO cũng như sức khỏe cộng đồng toàn cầu, làm suy yếu nỗ lực ứng phó các tình huống khẩn cấp về y tế, làm giảm hợp tác y tế quốc tế…