Biến bất ổn toàn cầu thành cơ hội cho sinh viên

SVVN - Đại học RMIT biến những bất ổn từ khủng hoảng sức khỏe toàn cầu đang diễn ra hiện nay thành cơ hội để giúp sinh viên chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống và công việc bằng phương thức mới và toàn diện.

Trưởng phòng Tư vấn hướng nghiệp, Quan hệ cựu sinh viên và doanh nghiệp bà Manuela Spiga cho biết: “dẫu đại dịch COVID-19 buộc nhà trường phải thay đổi cách chúng tôi hỗ trợ và đem dịch vụ đến cho sinh viên, tác động tích cực mà những hoạt động này đem đến là không thể chối bỏ”.

Một trong những hoạt động như vậy là các chuyến tham quan doanh nghiệp ảo, giúp sinh viên vẫn tìm hiểu được các hoạt động thường nhật ở công ty mà không phải đến tận nơi. Các chuyến tham quan này không chỉ giúp nhà tuyển dụng và sinh viên cảm thấy thoải mái suốt những thời điểm bất ổn, mà còn xoá nhoà ranh giới địa lý, cho phép nhà tuyển dụng quảng bá về thương hiệu của mình ở cả hai cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

“Tham gia vào các chuyến tham quan công ty ảo là một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt và đầy thú vị với sinh viên”, bà Spiga nói. “Dù không thể tự có mặt tại công ty để trải nghiệm, cách làm này vẫn cho các bạn những hiểu biết và thông tin giá trị về văn hoá công ty và môi trường làm việc”.

Đại học RMIT còn đưa chương trình Personal Edge của trường lên mạng trực tuyến. Đây là chương trình giúp sinh viên phát triển các kỹ năng nâng cao khả năng được tuyển dụng nhằm đảm bảo rằng các em có thể sẵn sàng bắt tay vào công việc ngay khi tốt nghiệp.

Bà Spiga cho biết: “Được sự hỗ trợ của lãnh đạo doanh nghiệp, giảng viên và cựu sinh viên trường, Personal Edge đã được số hoá và sắp xếp quanh sáu bộ kỹ năng trọng yếu giúp sinh viên trở thành những người tư duy sáng tạo, người tự tin giao tiếp, thành viên tích cực trong môi trường đa văn hóa, lãnh đạo có đạo đức và người thành thạo trong hoạch định sự nghiệp”.

Biến bất ổn toàn cầu thành cơ hội cho sinh viên ảnh 1

Nói thẳng nói thật – một buổi chia sẻ của chương trình Personal Edge tại RMIT đã giúp sinh viên tìm ra hoài bão nghề nghiệp và đưa chúng vào cuộc sống.

Chỉ tính riêng học kỳ 2 vừa qua tại RMIT, các buổi thông tin và chia sẻ của khách mời thuộc chương trình Personal Edge đã thu hút hơn 450 người tham dự.

“Tôi thuờng lạc lối khi đưa ra quyết định, luôn không chắc nếu con đường tôi đang chọn có phải là hướng đi đúng cho tôi hay không. Bằng cách tham dự một buổi trao đổi thông tin của chương trình Personal Edge với tên gọi Nói thẳng nói thật, tôi đã có thể xác định ra những gì cần làm để khích lệ bản thân nhiều hơn, đồng thời khám phá nhiều lựa chọn hơn nhằm tìm thấy nhiều cơ hội hơn”, chia sẻ của một sinh viên tham dự buổi chia sẻ Nói thẳng nói thật.

Trong khi đó, một hoạt động khác là Ngày hội Hướng nghiệp thường niên nhằm mục đích kết nối các đối tác trong ngành với sinh viên và cựu sinh viên RMIT cũng được chuyển sang trực tuyến trong năm 2020.

Biến bất ổn toàn cầu thành cơ hội cho sinh viên ảnh 2

Ngày hội Hướng nghiệp ảo thu hút 340 sinh viên và cựu sinh viên, và 20 công ty từ cả TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

“Hai mươi công ty ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã đem đến hàng trăm công việc và có 387 bạn sinh viên ứng tuyển cho những vị trí này”, bà Spiga nói.

Trưởng phòng nhân sự tại ngân hàng CIMB (Việt Nam) và là đối tác của RMIT, bà Đỗ Tâm Trang nhận định Ngày hội Hướng nghiệp ảo của RMIT là một kênh tiện lợi, tốc độ nhanh và linh hoạt đem đến cảm giác số cho người tham dự.

“Chúng tôi cảm thấy kết nối và như thể chúng tôi đang có mặt cùng sinh viên chỉ bằng một cú nhấp chuột. Chúng tôi có thể chia sẻ nội dung số nhanh chóng và dễ dàng. Dẫu chúng tôi thích kênh truyền thống, chúng tôi vẫn muốn trường có thêm các hoạt động tuyển dụng trực tuyến vì chúng giúp chúng tôi tiếp cận với nhiều sinh viên hơn”, Bà Trang cho biết.

MỚI - NÓNG
Gen Z Hà Nội ‘bắt trend’ thả cá ông Công ông Táo
Gen Z Hà Nội ‘bắt trend’ thả cá ông Công ông Táo
SVVN - Ngày 22/1, Lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời trở nên đặc biệt hơn với màn thả cá một cách có ý thức của giới trẻ Hà Nội. Không chỉ hỗ trợ người dân thả cá an toàn, các tình nguyện viên Gen Z còn thu gom túi nilon, nhắc nhở người dân bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

SVVN - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhóm sinh viên trường ĐH FPT Cần Thơ đã đưa ra sáng kiến độc đáo: chế tạo muỗng nhựa sinh học từ vỏ trái quất (trái tắc). Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, sáng kiến này còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, vấn đề nhức nhối của toàn cầu hiện nay.
Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

SVVN - Nhóm ba sinh viên tài năng Lê Thanh Tú, Dương Hồ Vũ và Huỳnh Gia Mẩn (trường ĐH Xây dựng Miền Tây) đã xuất sắc giành giải Nhất tại giải thưởng Euréka 2025, lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật với dự án 'Nghiên cứu tổng hợp họa tiết trang trí gỗ khu vực trung lưu dòng Mekong tại Đồng bằng Sông Cửu Long'.