Biến mo cau thành... tiền

SVVN - Tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư Kinh tế, trường ĐH Giao thông Vận tải TP. HCM, Nguyễn Văn Tuyến (sinh năm 1984) ra trường, lập công ty chung với nhóm bạn trong lĩnh vực chuyên chế biến sản phẩm thân thiện môi trường từ những phế phẩm bỏ đi để xuất khẩu. Hiện nay anh đang đeo đuổi dự án riêng tái chế mo cau làm các sản phẩm trong sinh hoạt để thay thế đồ nhựa sử dụng một lần.

Bén duyên cùng mo cau

Tuyến có 8 năm tìm phế phẩm nông nghiệp. Những thứ bỏ đi, không ai cần nữa, anh gom từ xác mía đến vỏ tỏi, từ râu bắp đến cây đậu nhổ bỏ, lá xoài... và biến tất cả thành hàng xuất khẩu, xuất qua các thị trường nước ngoài khó tính nhất. Trong thời gian này, Tuyến cùng nhóm bạn lập chung công ty và cùng làm.

Tháng 7/2019 khi Tuyến chuẩn bị nghỉ hẳn công ty chung để tìm hướng đi riêng, trong một chuyến đi công tác tại Quảng Ngãi và Hội An- Quảng Nam, Tuyến nhận thấy ở những vùng quê nơi đây người dân trồng nhiều cau và lượng mo cau cũng “rất khủng” mà chủ yếu người dân chỉ dùng để đốt chứ cũng không tận dụng để làm gì. Lúc đó Tuyến ấp ủ làm sản phẩm thân thiện từ mo cau vì theo anh tìm hiểu trên thế giới những sản phẩm dạng này rất thịnh hành cả chục năm, tuy nhiên ở Việt Nam thì mới manh nha và còn nhiều tiềm năng. “Từ tháng Ba đến tháng Mười trong năm là tháng thu hoạch mo cau. Một ha/năm cũng cho thu hoạch khoảng 12500 mo. Mỗi mo hiện tại mình thu lại giá khoảng 1000 đồng thì mỗi mùa người nông dân cũng có thu nhập thêm khoảng 12,5 triệu đồng bên cạnh thu nhập chính từ bán quả”. Tuyến cho biết.

Biến mo cau thành... tiền ảnh 1 Nguyễn Văn Tuyến

Tháng 10/2019, Tuyến chính thức bắt tay vào dự án sản xuất chén, dĩa, muỗng, tô, ly... bằng mo cau. “Mặt hàng này có thể tái sử dụng, giá tốt nữa, khi có nhiều nhà sản xuất nữa là người dân có thể giảm bớt tô nhựa, ly nhựa, hộp xốp hiện đang là vấn nạn đối với môi trường hiện nay. Lúc đầu mình tính đầu tư nhà xưởng luôn, xong khi tính toán chi thì mình chọn sang phương án thuê rồi cải tạo lại theo mô hình sản xuất của mình để tiếp kiệm chi phí. Sau này sản phẩm có đầu ra tốt, mình sẽ quay lại đầu tư làm nhà xưởng sau. Máy móc thì mình nhập về từ nước ngoài một chiếc còn lại là tuyến tự thuê gia công lại máy theo mong muốn của mình để tiết kiệm chi phí. Mình đang chạy ba máy. Nếu bình thường mỗi máy cũng cho ra khoảng 50.000 sản phẩm/tháng. Và nếu đầu ra tốt hơn mình sẽ bổ sung thêm máy cho tương ứng”. Tuyến chia sẻ.

Hiện nay ở các khâu vận hành Tuyến vẫn trực tiếp làm. Tuy nhiên, khi mọi thứ đã đi vào hoạt động ổn định, trơn tru, Tuyến sẽ chuyển giao dần cho các nhân viên công ty còn mình tập trung lo mảng tiếp thị sản phẩm và tìm thêm kênh phân phối.

Biến mo cau thành... tiền ảnh 2 Xưởng sản xuất với những sản phẩm thân thiện từ mo cau

Nỗ lực đưa sản phẩm ra thị trường

Tuyến Thành lập Công ty mang tên “I  Am V”. Tuyến mong muốn có những sản phẩm mang thương hiệu Việt (Viết tắt là “V”) thân thiện với môi trường trong thị trường xuất khẩu. Cải tạo nhà phơi nguyên liệu bài bản và đặt máy móc tại Quảng Ngãi và gần vùng Quảng Nam (Thủ phủ của mo cau), anh cùng công ty của mình kỳ vọng phát triển chế biến vật dụng từ mo cau và các nguyên liệu thiên nhiên ra những sản phẩm hữu dụng dùng cho sinh hoạt. “Khó khăn khi bắt tay vào dự án này cũng rất nhiều: như việc thuyết phục người dân có thói quen thu gom mo cau bán lại thay vì bỏ đi; về huy động vốn; về điều chỉnh máy móc nhập về cho đúng công năng mình cần… Tuy nhiên, trước đó mình cũng bỏ túi được kha khá những kinh nghiệm trong 8 năm theo đuổi lĩnh vực này nên cũng từng bước xử lý ổn”. Tuyến tâm sự.

Biến mo cau thành... tiền ảnh 3 Những chiếc dĩa từ mo cau của Tuyến

Tuyến cho biết, chén, dĩa, muỗng… làm ra khá ổn và hiện nay có hơn chục mẫu, trong đó có 5-6 mẫu phổ thông. Sản phẩm có thể dùng nhiều lần nếu giữ gìn làm sạch và khô chứ không chỉ một lần. Nếu khách hàng đặt số lượng trên 1.000 cái thì giá khá tốt, như chén còn 1.700 đồng cái, muỗng 400 đồng/cái, dĩa cũng ngang giá chén-có cả hình vuông, chữ nhật, tròn, tùy chọn. “Giá mình bán đây ngang ngang với giá của Ấn Độ hay Miến Điện, khi nào người dùng chấp nhận và dùng rộng rãi thì giá sẽ rẻ hơn. Dự tính sẽ còn mở rộng xuất khẩu nữa. Những chén dĩa kiểu này được kỳ vọng sẽ thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần, dần dần”. Tuyến lạc quan cho biết.

Biến mo cau thành... tiền ảnh 4 Sản phẩm quạt mo từ mo cau

Không chỉ làm các sản phẩm tiện dụng một lần, Tuyến còn đang nghiên cứu các sản phẩm dùng lâu dài khác. Trong tháng Ba này Tuyến cho ra hai sản phẩm là quạt mo và dép mo cau: “Quạt mo thì ai cũng biết truyền thống rồi, nhưng dép mo cau thì ít người biết xưa dân quê toàn dùng dép ấy. Nay mình phục dựng, làm đẹp hơn, bền hơn chinh phục dân thành thị, giá rẻ bất ngờ”. Tuyến phấn khởi cho biết về những sản phẩm tiềm năng của mình.

Với Tuyến gian đoạn này trên thế giới và trong nước đang phải đối phó với dịch bệnh COVID-19, Tuyến lại chọn giới thiệu ra mắt sản phẩm cũng không hẳn đã bất lợi mà trái lại có những thuận lợi để mọi người hiểu hơn, ý thức hơn về việc con người là một phần của thiên nhiên, đứng trong guồng quay ấy nên cần phải sống xanh và giữ gìn môi trường sống của mình. “Mình rất mong dự án này sẽ góp phần chung tay giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần. Dự án mới ở giai đoạn đầu, trước mắt còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên mình sẽ đeo đuổi đến cùng”, Tuyến nói.

Tuyến cho biết hiện nay anh đang chào hàng hệ thống siêu thị và xa hơn là nhắm đến thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, ở thị trường đưa hàng vào siêu thị và xuất khẩu có những khắt khe về chất lượng sản phẩm nên mình phải điều chỉnh và đảm bảo theo yêu cầu của đối tác. Bên cạnh đó, Tuyến cũng đang tìm thêm các kênh phân phối khác để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Ngoài dự án về mo cau tuyến đang chạy dự án “Chuối sấy dẻo” tại Gia Lai. Dự án sản xuất sản phẩm xuất đi thị trường Nga. “Hiện nay, cả hai dự án đều đang ở giai đoạn đầu tư lấy khoản khác bù lại chi phí. Nhưng nhìn tín hiệu lạc quan khi có nhiều người quan tâm thì mình hy vọng rằng cả hai dự án sẽ sớm ổn định và mang lại nguồn thu đáng kể”. Tuyến chia sẻ.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.
Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

SVVN - Năm học mới đang cận kề, việc tìm kiếm một chỗ ở an toàn và phù hợp kinh tế trở thành nỗi lo lớn và áp lực đối với nhiều tân sinh viên. Nhằm giúp giảm bớt nỗi lo, các trường đại học tại TP. HCM đã và đang đẩy mạnh chương trình hỗ trợ tìm phòng trọ, giúp tân sinh viên sớm ổn định để yên tâm học tập.
Thủ khoa Nông nghiệp với hành trình chinh phục học bổng toàn phần tại châu Âu

Thủ khoa Nông nghiệp với hành trình chinh phục học bổng toàn phần tại châu Âu

SVVN - Lê Thị Thùy Linh (24 tuổi) là cựu sinh viên ngành Công nghệ Sinh học (Chất lượng cao), từng tốt nghiệp thủ khoa Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đầu năm 2023, Thùy Linh nhận được học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ do Liên minh châu Âu tài trợ, trị giá hơn 1,2 tỷ đồng cho hai năm học tại Pháp và Tây Ban Nha.