Biểu tượng cảm xúc Emoji giúp người học đón nhận phản hồi trực tuyến

SVVN - Với việc hàng triệu học sinh, sinh viên chuyển sang học trực tuyến giữa đại dịch COVID-19, các chuyên gia nghiên cứu đang tìm hiểu những phương thức hiệu quả để thầy cô đưa ra phản hồi khi dạy học từ xa.

Nghiên cứu cho thấy các biểu tượng cảm xúc (emoji) có thể giúp người học đón nhận phản hồi trực tuyến và tiếp thêm động lực để họ học hành tốt hơn suốt thời gian học tại nhà.

Học từ xa và linh hoạt buộc các thầy cô phải chuyển đổi cách giảng dạy và đưa ra phản hồi, vì lớp học chuyển sang trực tuyến và tiếp xúc với người học chủ yếu qua email, gọi điện thoại và video.

Điều này khiến việc phản hồi về bài tập càng khó khăn hơn vì các tín hiệu thị giác như nét mặt bị thay thế bằng những hình thái không cảm xúc, chẳng hạn như email và hệ thống quản lý học tập.

Đưa ra phản hồi là công cụ học tập quan trọng nhất với các thầy cô nhưng thực hiện điều này trực tuyến có thể khiến ý nghĩa đích thực của thông điệp bị hiểu sai.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Robyn Moffitt - giảng viên tâm lý học tại Đại học RMIT (Úc), có một cách đơn giản, đã được kiểm chứng mà giáo viên có thể áp dụng: đó là đưa đặc trưng tính cách của mỗi thầy cô và sự ấm áp vào phản hồi trực tuyến qua các biểu tượng cảm xúc emoji.

Bắt đầu bằng nụ cười

Nghiên cứu của Tiến sĩ Moffitt thực hiện tại Úc cho thấy đưa biểu tượng cười kinh điển vào phản hồi có thể gợi cảm giác ấm áp và tin tưởng vào năng lực của người chấm điểm, tạo động lực để học sinh, sinh viên làm tốt hơn.

“Chúng ta biết cảm xúc là yếu tố quan trọng của phản hồi và được truyền đạt rõ nét nhất khi đối diện trực tiếp”, bà cho hay.

Nhưng khi không thể phản hồi trực diện, dùng emoji có thể tăng hiệu quả của một thông điệp tích cực, đồng thời cũng giúp những phản hồi mang tính phê bình trở nên nhẹ nhàng hơn.

Biểu tượng cảm xúc Emoji giúp người học đón nhận phản hồi trực tuyến ảnh 1

Nghiên cứu của Tiến sĩ Moffitt cho thấy đưa biểu tượng mặt cười vào phản hồi có thể gợi cảm giác ấm áp và tin tưởng vào năng lực của người chấm điểm, tạo động lực để sinh viên làm tốt hơn.

“Emoji là loại tiền tệ mới của giao tiếp điện tử, kiểm soát cách chúng ta giao tiếp trực tuyến với bạn đồng môn và bạn bè, nên cũng không có gì lạ khi chúng tìm được chỗ đứng trong lĩnh vực giáo dục”, Tiến sĩ Moffitt nói. “Đây là cách thể hiện sự ấm áp và cảm xúc nhanh chóng và hiệu quả, ngay cả khi bạn đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng hay nhấn mạnh vào những điểm cần cải thiện”.

Nghiên cứu gần đây do Tiến sĩ Moffitt chủ trì đã minh chứng điều đó: người học nhận được phản hồi với biểu tượng khuôn mặt hạnh phúc cảm nhận được sự ấm áp từ giáo viên và tin tưởng hơn vào năng lực của thầy cô.

Tiến sĩ Moffitt cho biết emoji không khiến việc đánh giá có vẻ bớt chuyên nghiệp đi và cảm nhận của học sinh, sinh viên về chất lượng phản hồi nhìn chung không bị ảnh hưởng.

“Nghiên cứu chỉ ra rằng dùng emoji có thể giúp chúng ta đạt được mục tiêu của phản hồi là khuyến khích sự cải thiện”, bà nói. “Emoji minh chứng rằng ngay cả những thông điệp không mấy tích cực vẫn có thể được truyền tải theo cách ấm áp và tử tế. Biểu tượng cảm xúc giúp truyền đạt thông điệp của phản hồi mang tính xây dựng -- rằng vì tôi quan tâm và muốn bạn học hỏi và cải thiện, chứ không phải vì tôi không hài lòng với bài tập của bạn”.

Bằng việc đưa ra cách giao tiếp gần gũi và thích hợp với người học hơn, emoji còn có thể giúp thầy cô thu hẹp khoảng cách thế hệ.

“Bọn trẻ vẫn thích sticker và cũng thích emoji nữa”, Tiến sĩ Moffitt chia sẻ. “Ngay cả học sinh trung học cũng thường xuyên dùng emoji thay lời nói để giao tiếp khi các em nhắn tin hay dùng mạng xã hội”.

Chọn và dùng emoji chuẩn nhất

Tiến sĩ Moffitt chia sẻ bí quyết dành cho các thầy cô không chắc mình nên dùng emoji nào rất đơn giản – tưởng tượng ra vẻ mặt họ muốn thể hiện khi phản hồi cho các em.

“Dùng emoji mặt cười kinh điển là phương cách an toàn, đặc biệt khi thầy cô định dùng phản hồi mang tính xây dựng với ý đồ tốt là để khích lệ và cải thiện”.

Chẳng hạn như, thay vì nói “nhớ kiểm tra lại bài”, hãy cân nhắc dùng “nhớ kiểm tra lại bài 😊”.

Tiến sĩ Moffitt cho biết nghiên cứu của bà còn cho thấy emoji buồn và bối rối cũng hiệu quả trong một số trường hợp, nhưng cảnh báo việc lạm dụng emoji và đề xuất dùng chúng một cách thận trọng, bắt đầu với mặt cười hoặc emoji truyền tải rõ ràng hiệu quả tích cực.

“Việc người học biết giáo viên cởi mở với việc dùng emoji có thể tạo ra cách tương tác mới mẻ và vui tươi. Nhờ người học phản hồi cũng có thể giúp tìm ra một số emoji mới”, bà kết lời.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Ông bố của chủ nhân hàng loạt học bổng các trường Đại học uy tín ở Mỹ chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hiệu quả

Ông bố của chủ nhân hàng loạt học bổng các trường Đại học uy tín ở Mỹ chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hiệu quả

SVVN - Nguyễn Chúc Khanh, học sinh lớp 12D2 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội vừa được nhận thư báo trúng tuyển và học bổng vào nhiều trường Đại học nổi tiếng ở Mỹ như: Đại học California, Irvine; Đại học Arizona; Đại học Tulsa; Đại học Washington; Đại học George Manson … trong đó Đại học Tulsa đã đồng ý cấp học bổng Presidential Scholarship trị giá 6 tỷ đồng. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Việt Khôi là phụ huynh của bạn Nguyễn Chúc Khanh.
Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.