Binh sĩ đào tẩu Triều Tiên có kháng thể bệnh than

TPO - Ngày 26/12, Kênh A (Hàn Quốc) đưa tin, một trong 4 binh sĩ Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc trong năm 2017 đã được phát hiện có kháng thể đối với bệnh than. Trước đó có tin nói rằng, Triều Tiên đang nghiên cứu sử dụng vi khuẩn bệnh than làm vũ khí hóa học. 

Truyền thông Hàn Quốc cho rằng, binh sĩ này được phát hiện có kháng thể bệnh than trước khi đào tẩu sang Hàn Quốc.

Một quan chức tình báo Hàn Quốc giấu tên tiết lộ: "Kháng thể bệnh than đã được phát hiện trong cơ thể một binh sĩ Triều Tiên đào tẩu trong năm nay". Việc có kháng thể có nghĩa là binh sĩ nói trên hoặc là được tiêm vaccine bệnh than hoặc là bị nhiễm loại vi khuẩn này.

Thông tin trên được tiết lộ trong bối cảnh tờ Asahi (Nhật Bản) ngày 19/12 dẫn lời một nhân vật giấu tên có quan hệ với các cơ quan tình báo Hàn Quốc cho hay, Triều Tiên đã bắt đầu thử nghiệm nạp virus bệnh than vào tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Quá trình thử nghiệm bao gồm việc đảm bảo virus bệnh than có thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt 7.000 độ trong quá trình tên lửa quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất.

Trong khi đó theo mạng tin Bloomberg, Chính phủ Hàn Quốc tin rằng Triều Tiên có khoảng 2.500 đến 5.000 tấn vũ khí hóa học và Bình Nhưỡng có khả năng sản xuất các loại vũ khí sinh học sử dụng vi khuẩn bệnh than hay đậu mùa.

Trong diễn biến khác, ngày 27/12, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, một số nhà đào tẩu Triều Tiên từng sống gần các bãi thử hạt nhân, có dấu hiệu nghi nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên, bộ này cho rằng khó có thể khẳng định họ bị ảnh hưởng bởi các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.

Bộ Thống nhất đã công bố kết quả khám sức khỏe của 30 người đào tẩu – những người từng sống ở huyện Kilju, gần bãi thử hạt nhân Punggye-ri – nơi Triều Tiên tiến hành toàn bộ 6 vụ thử hạt nhân. Kết quả cho thấy, 4 người đào tẩu có thể bị nhiễm phóng xạ song các yếu tố khác như tuổi tác, hút thuốc có thể ảnh hưởng tới kết quả khám.

Theo Theo RT, KBS
MỚI - NÓNG
Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại
Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại
TPO - Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...