Bộ GD - ĐT đề nghị giữ ổn định mức học phí trong năm học mới

0:00 / 0:00
0:00
Bộ GD - ĐT đề nghị giữ ổn định mức học phí trong năm học mới
SVVN - Bộ GD - ĐT vừa có công văn gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và các cơ sở GD - ĐT về việc thực hiện chia sẻ khó khăn, hỗ trợ học sinh, sinh viên và phụ huynh trong tình hình dịch bệnh COVID-19.

Công văn cho biết, để cùng chia sẻ với toàn thể nhân dân cả nước trước những khó khăn, thách thức nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính đối với phụ huynh, học sinh, sinh viên do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và các đợt thiên tai bão lũ ở nhiều địa phương trong thời gian qua, Bộ GD - ĐT đã có văn bản số 1505/BGDĐT-KHTC ngày 16/4/2021 gửi các bộ, ngành; Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc T.Ư và các cơ sở giáo dục, đào tạo trên cả nước, trong đó đề nghị giữ ổn định mức học phí năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021.

Đồng thời, Bộ GD - ĐT đã trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định mới để thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP (dự kiến Nghị định sẽ ban hành trong tháng 8/2021 để áp dụng từ năm học 2021-2022), trong đó quy định mức trần học phí đối với năm học 2021-2022 của các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập giữ ổn định bằng mức trần học phí của các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập do Nhà nước quy định cho năm học 2020-2021.

Tuy nhiên, thời gian qua theo phản ánh của người dân, vẫn còn một số địa phương, cơ sở GD - ĐT chưa thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ và các văn bản của Bộ GD - ĐT, vẫn còn tình trạng một số cơ sở giáo dục và đào tạo tăng học phí, thu một số khoản thu ngoài quy định trong bối cảnh đời sống và kinh tế của người dân đang còn gặp nhiều khó khăn.

Để tiếp tục triển khai ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác điều hành giá năm 2021, giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trong tình hình dịch bệnh, Bộ GD - ĐT đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo khẩn trương rà soát, tổ chức công tác dạy học hợp lý, đảm bảo yêu cầu chất lượng và cắt giảm tiết kiệm tối đa các chi phí để tiết giảm các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo không cần thiết và giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như mức học phí năm học 2020-2021 đã ban hành.

Đối với việc triển khai dạy học trực tuyến, đề nghị các địa phương và cơ sở giáo dục cần căn cứ các công văn, hướng dẫn của Bộ GD - ĐT về việc đảm bảo chất lượng đào tạo từ xa trong thời gian phòng chống dịch COVID-19, để tính toán xác định mức thu hợp lý trên cơ sở triển khai thực tế công tác dạy học theo nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục với phụ huynh học sinh trong tình hình dịch bệnh và công khai minh bạch.

Bên cạnh các chính sách miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập theo các quy định của Nhà nước, các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu và chỉ đạo các cơ sở giáo dục kêu gọi và huy động các nguồn lực của xã hội để có các chính sách hỗ trợ thêm như: miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí và các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo cho các học sinh, sinh viên và gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong năm học 2021-2022.

Tiếp tục quán triệt thực hiện đầy đủ các nội dung đã nêu tại văn bản số 1505/BGDĐT-KHTC ngày 16/4/2021 của Bộ GD- ĐT.

Các bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với xã hội về hoạt động của cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý, trong đó đặc biệt quan tâm đến các khoản thu theo đúng quy định tại Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/8/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục để cùng chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh, sinh viên.

Chỉ đạo cơ sở giáo dục và đạo tạo thuộc phạm vi quản lý thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng và công tác thu chi tài chính theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD - ĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; chịu trách nhiệm giải trình trước người học, xã hội về các mức thu của đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

SVVN - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì tọa đàm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các sở GD - ĐT.
Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

SVVN - Trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng, năm 2024 đánh dấu sự ra đời của nhiều ngành học mới tại các trường đại học Việt Nam. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' mới đây đã tôn vinh những nhà khoa học trẻ có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, TS Phan Tấn Lực gây ấn tượng với nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Không chỉ là một công trình khoa học, nghiên cứu của anh còn là nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng một tương lai bền vững, nơi lợi ích xã hội và kinh tế luôn được kết nối chặt chẽ.
ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

SVVN - ThS Nguyễn Hữu Hoàng - nghiên cứu sinh tại ĐH Xã hội Quốc gia Nga đã dành tâm huyết khám phá hành trình thích ứng xã hội của người cao tuổi Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi số, đóng góp khung lý thuyết mới và đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm kết nối thế hệ và xây dựng một xã hội bao trùm hơn trong thời đại công nghệ.