Bộ Giáo dục đề nghị Y tế cho ý kiến đối với trẻ chưa tiêm vắc xin đến trường

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo Bộ GD&ĐT, một số địa phương yêu cầu 100% học sinh phải xét nghiệm COVID-19 khi đến trường học, kinh phí do phụ huynh chi trả gây phản ứng không cần thiết. Ngành Giáo dục cũng đề nghị Bộ Y tế cho ý kiến chuyên môn về phòng chống dịch đối với trẻ chưa tiêm đến trường để phụ huynh yên tâm.

Sáng 17/2, Bộ GD&ĐT báo cáo đến nay đã có 54/63 tỉnh/Tp cho trẻ mầm non tới trường; tiểu học chỉ còn 4 địa phương; 63 địa phương cho học sinh THCS - THPT đi học; 100 % cơ sở giáo dục ĐH có kế hoạch dạy học trực tiếp. Tỉ lệ học sinh học trực tiếp đạt 93.7%.

Bộ Giáo dục đề nghị Y tế cho ý kiến đối với trẻ chưa tiêm vắc xin đến trường ảnh 1

Bộ GD&ĐT đã tổ chức đi kiểm tra thực tế tại các địa phương cho thấy quá trình tổ chức dạy học trực tiếp đã gặp nhiều khó khăn. Từ đợt bùng phát dịch lần thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) toàn ngành ghi nhận: 162.917 cán bộ, nhân viên, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên nhiễm COVID-19.

Đặc biệt là sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp, một số địa phương có tỷ lệ giáo viên, học sinh nhiễm COVID-19 tăng mạnh gồm: Hải Phòng 9.649 ca (chiếm 1,76%), Hà Tĩnh 675 ca (chiếm 0,24%), Nghệ An 298 ca (chiếm 0,08%), Thanh Hoá: 2.359 ca,...

Tình hình trên đã dẫn đến nhiều cơ sở giáo dục phải chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp kết hợp học trực tuyến vì phát hiện có ca F0.

Một số địa phương còn quan điểm khác nhau về thời gian, thời điểm, cách thức, quy mô cho trẻ em, học sinh đi học trực tiếp. Có nơi triển khai đồng loạt, có nơi thận trọng triển khai từng bước và có thí điểm thăm dò.

Một số cơ sở giáo dục còn lúng túng khi xử lý các trường hợp học sinh F0, F1 (phát hiện tại gia đình hoặc phát hiện tại trường học).

Một số địa phương yêu cầu 100% học sinh phải xét nghiệm COVID-19 trước khi đến trường học trực tiếp, phần lớn kinh phí do phụ huynh chi trả gây phản ứng không cần thiết.

Khi tổ chức dạy học trực tiếp, các cơ sở giáo dục rất khó thực hiện việc giãn cách theo quy định vì số lượng học sinh đông, vẫn còn hiện tượng học sinh các lớp tương tác trực tiếp trong giờ nghỉ giải lao.

Một số phụ huynh học sinh còn chưa yên tâm cho con trở lại trường học trực tiếp, đặc biệt đối với cấp học mầm non và tiểu học chưa được tiêm vắc-xin, trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp) dẫn đến tỷ lệ trẻ mầm non đến trường thấp.

Đề nghị Bộ Y tế cho ý kiến về tiêm vắc xin cho trẻ

Vì thế, Bộ GD&ĐT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch nhất quán việc đưa trẻ em mầm non, học sinh đến trường đảm bảo an toàn.

Đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh quy định về thời gian cách ly y tế và số lần xét nghiệm cho trường hợp F1 theo hướng rút gọn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy mở cửa trường học.

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn và thống nhất với các địa phương về việc test sàng lọc học sinh khi tới lớp; test thường xuyên/định kỳ, cụ thể đối tượng nào cần test. Đẩy mạnh việc tập huấn, hướng dẫn các địa phương trong việc điều trị, thuốc chữa bệnh cho trẻ em bị F0 nhằm tạo sự an tâm cho phụ huynh.

Đồng thời Bộ Y tế cho ý kiến chuyên môn về phòng chống dịch đối với việc cho trẻ em tới trường nhưng chưa được tiêm vắc xin; việc tổ chức ăn bán trú, học hai buổi... để Bộ GDĐT và các địa phương thống nhất trong việc chỉ đạo, điều hành.

Ban hành Sổ tay hướng dẫn cho nhà trường và phụ huynh việc chăm sóc trẻ em F0 tại nhà để tổ chức tuyên truyền đến phụ huynh.

MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.