Cá voi hiếm nhất thế giới trôi dạt vào bờ biển New Zealand

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Một con cá voi mới đây đã chết dạt vào bờ biển New Zealand có khả năng thuộc về loài cá voi hiếm nhất thế giới. Nếu được xác nhận, các nhà nghiên cứu có thể lần đầu tiên mổ xác loài này.
Cá voi hiếm nhất thế giới trôi dạt vào bờ biển New Zealand ảnh 1

Xác cá voi mỏ dài hơn 5m được đưa ra khỏi bãi biển gần Taieri Mouth, Otago, New Zealand. (Ảnh: Bộ Bảo tồn New Zealand)

Mới đây, những người đi biển đã phát hiện ra xác cá voi dài 5m trên bờ biển gần Cửa biển Taieri - một ngôi làng ở vùng Otago thuộc Đảo Nam của New Zealand. Các chuyên gia về động vật hoang dã từ Bộ Bảo tồn (DOC) của New Zealand đã thu hồi bộ xương cá voi và lấy mẫu ADN, sau đó gửi đến Đại học Auckland để phân tích.

Các nhà nghiên cứu từ DOC và Bảo tàng New Zealand Te Papa Tongarewa tin rằng loài động vật này là cá voi răng xẻng ( Mesoplodon traversii ). Tuy nhiên, có thể mất vài tuần hoặc vài tháng họ mới có thể biết chính xác về con vật này sau khi mẫu AND của nó được phân tích. Hiện tại, các di vật này đang được bảo quản trong kho lạnh.

Cá voi răng xẻng thuộc nhóm cá voi mỏ, trông giống như sự kết hợp giữa cá voi và cá heo. Cá voi mỏ là loài động vật có vú lặn sâu nhất trên Trái đất và có khả năng nín thở trong nhiều giờ liền, khiến chúng cực kỳ khó tìm và theo dõi.

Nếu được xác nhận, con cá voi mới dạt vào bờ sẽ là mẫu vật cá voi răng xẻng thứ sáu được biết đến được tìm thấy trong 150 năm qua, trong đó chỉ có hai mẫu vật khác còn nguyên vẹn.

Cá voi răng xẻng được mô tả chính thức trong một nghiên cứu năm 2002, trong đó tiết lộ rằng ba bộ xương cá voi được tìm thấy ở New Zealand và Chile trong khoảng thời gian từ năm 1873 đến năm 1993 có chung ADN mà khoa học chưa biết đến. Các mẫu vật còn nguyên vẹn đầu tiên được tìm thấy vào năm 2010 khi một con cá voi mẹ và con bị nghi ngờ đã chết dạt vào bờ biển Opape ở Đảo Bắc của New Zealand.

Hầu như không có thông tin gì về loài này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng, chúng có thể có chung đặc điểm với các loài cá voi mỏ khác thuộc chi Mesoplodon, chẳng hạn như loài cá voi mỏ Sowerby cực kỳ hiếm ( Mesoplodon bidens ), loài dành phần lớn thời gian lặn dưới biển sâu để săn mực, theo Cơ quan Bảo tồn cá voi và cá heo Whale and Dolphin Conservation (WDC). Theo WDC, cá voi răng xẻng có khả năng chỉ sống ở Nam bán cầu và có thể chỉ được tìm thấy ở Nam Thái Bình Dương.

Nếu mẫu vật mới là cá voi răng xẻng, đây sẽ là cơ hội đầu tiên để các nhà nghiên cứu mổ xẻ loài này vì các mẫu vật còn nguyên vẹn khác dạt vào bãi biển Opape đã bị chôn vùi trước khi phân tích di truyền xác nhận danh tính của chúng.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Máy bay không người lái (UAV) do đội ngũ nhà khoa học của Viettel chế tạo, sản xuất được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024. Ảnh: VHT

Mở rộng không gian sáng tạo cho nhà khoa học

TP - Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có hành lang pháp lý đầy đủ để chấp nhận rủi ro, độ trễ của hoạt động nghiên cứu khoa học, giúp các nhà khoa học mở rộng không gian sáng tạo. Bên cạnh đó, cần bỏ tư tưởng không quản được thì cấm, cho phép thí điểm cơ chế đặc thù với mô hình, sản phẩm công nghệ mới.
Hàng trăm ngọn núi lửa ở Nam Cực có thể phun trào nếu băng tan. Ảnh: Metro.

Nguy cơ 100 núi lửa ở Nam Cực phun trào đe dọa Trái Đất

TPO - Nam Cực – lục địa trắng xóa tưởng chừng như bất động có thể sớm trở thành nơi diễn ra một chuỗi các vụ phun trào núi lửa, đe dọa làm thay đổi hoàn toàn cảnh quan Trái Đất. Đây là cảnh báo từ một nghiên cứu mới, chỉ ra rằng băng tan đang làm tăng nguy cơ kích hoạt hàng trăm núi lửa chìm dưới lớp băng dày.