Cách giúp teen trở thành "công dân toàn cầu" của Chủ tịch FPT Software

Cách giúp teen trở thành "công dân toàn cầu" của Chủ tịch FPT Software
SVVN - Với tư cách là khách mời của hội thảo “Hiểu đúng – Quyết định đúng” tại THPT FPT vừa qua, chủ tịch công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software) – anh Hoàng Nam Tiến đã có những chia sẻ rất thẳng thắn trước 1300 phụ huynh có con ở độ tuổi 15.

Thông điệp anh gửi tới hàng nghìn phụ huynh là “Go Global – Đi đến toàn cầu”. Anh cho biết hiện nay FPT Software có 16.000 kỹ sư phần mềm đang làm việc, trong đó có hơn 2.600 kỹ sư FPT đang làm việc tại 16 quốc gia khác nhau Mỹ, Pháp, Australia, Singapore...; gần 1000 lao động mang quốc tịch nước ngoài.

Cách giúp teen trở thành công dân toàn cầu của Chủ tịch FPT Software

Hội thảo Hiểu đúng – Quyết định đúng mang đến cái nhìn toàn diện hơn trong vấn đề giáo dục con ở tuổi 15.

Người Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào trước bạn bè thế giới khi trí tuệ không hề thua kém và đang làm việc, phát triển trong những lĩnh vực hàng đầu như: IOT - Internet of things (Internet vạn vật), AI (Trí tuệ nhân tạo), Big Data (Dữ liệu lớn), Autonomous Driving (xe tự lái)...

Anh Tiến cũng chia sẻ về mục tiêu đưa 30.000 bạn trẻ Việt Nam ra nước ngoài cùng làm việc và cạnh tranh với những tập đoàn lớn nhất thế giới. Từ đó, anh khẳng định giới trẻ Việt ngày nay phải bắt nhịp với xu hướng toàn cầu hóa và sẵn sàng "xách balo" ra nước ngoài bất kì lúc nào.

Cách giúp teen trở thành công dân toàn cầu của Chủ tịch FPT Software

Anh Hoàng Nam Tiến cho rằng cần giáo dục kiến thức, thể lực, phong cách sống cho con từ sớm, để đến bậc đại học mới trang bị là khá muộn.

Bản thân bố mẹ cũng phải thay đổi suy nghĩ: “Nếu như ngày trước, các phụ huynh nghĩ rằng từ những miền quê các em sẽ lên Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng… những thành phố lớn để làm việc thì ngày hôm nay hãy nghĩ xa hơn. Phải chuẩn bị hành trang để các con có thể sẵn sàng bước ra bất kỳ quốc gia nào làm việc. Phải trả lời câu hỏi: Làm sao đủ trình độ, năng lực và bản lĩnh để đi?”

Thế nhưng anh Tiến cũng nhận ra rằng nền giáo dục Việt Nam chưa chuẩn bị cho các em học sinh trở thành những công dân toàn cầu, còn đang tập trung đào tạo những kiến thức còn lạc hậu.

“Một vấn đề lớn khi các kỹ sư công nghệ ra nước ngoài làm việc không phải vì chúng ta kém thông minh hơn, không phải vì chúng ta không có kiến thức mà là… thể lực. Kỹ sư phần mềm của ta quá yếu, thể lực quá kém. Khi cần làm việc nghiêm túc liên tục trong 8 tiếng, thậm chí khi vào dự án 10-12 tiếng thì các em không chịu nổi.” – Anh Tiến nói.

Hay là câu chuyện muôn thủa - Tiếng Anh “Có rất nhiều bạn ở Việt Nam có điểm số rất cao, thậm chí có chứng chỉ IELTS, TOEIC nhưng lại không thể nói chuyện được với người nước ngoài, không thể gọi taxi, hỏi đường đi tàu điện bằng tiếng Anh. Hoá ra chúng ta đang nói thứ tiếng Anh gì đó chỉ mình chúng ta hiểu.”

Những vấn đề nhỏ nhặt trong đời sống, cũng “làm khó” lao động Việt Nam khi ra nước ngoài. Chưa thể chăm lo cho bản thân mình, tự chủ trong đời sống thì nói gì đến chuyện thể hiện năng lực, cạnh tranh với bạn bè quốc tế: “Làm sao sử dụng lò vi sóng cho tốt, làm sao đi vào cửa hàng biết xếp hàng, làm sao làm việc đúng quy trình… Tất cả những điều đó các em chưa được dạy.”

Anh Hoàng Nam Tiến nhấn mạnh: “Một nền giáo dục chuẩn bị cho các em trở thành công dân toàn cầu không chỉ thể chỉ có học hành, không chỉ giáo dục kiến thức mà cần giáo dục thể chất, giáo dục phong cách sống.”

Dù gia đình có điều kiện bao nhiêu thì khi bước ra nước ngoài, học tập và làm việc tại môi trường mới thì khó khăn là điều không tránh khỏi. Khi đó việc trang bị đầy đủ các kỹ năng sống là điều vô cùng cần thiết. Đó là những điều tiên quyết giúp các bạn tồn tại được tại một môi trường mới và phát triển bản thân.”

Thể lực, kỹ năng sống tưởng là vấn đề đơn giản nhưng không thể giáo dục ngày một ngày hai. Trang bị cho con từ tuổi 15 là thời điểm thích hợp, để giai đoạn học đại học sau này, con có thể phát huy những kỹ năng cá nhân vốn có vào việc tiếp thu tri thức, học hỏi chuyên môn.

Cách giúp teen trở thành công dân toàn cầu của Chủ tịch FPT Software

Và kể cả khi đã học hỏi những kiến thức mới nhất thì vẫn chưa đủ.

Thế nhưng để giáo dục thể lực, kỹ năng sống bài bản, phù hợp với lứa tuổi 15 thì không hề dễ dàng. Bố mẹ luôn cảm thấy khó khăn trong việc nói chuyện với con về sức khỏe sinh sản, tình dục hay chuyện hạn chế con sử dụng smartphone. Dạy con làm sao để kiềm chế cơn nóng giận, ứng phó khi bị khiêu khích, phối hợp khi làm việc nhóm… không phải phụ huynh nào, trường lớp nào cũng làm được.

Đứng trên cương vị là phụ huynh với những năm tháng dạy dỗ con vô cùng vất vả, anh Hoàng Nam Tiến chân thành nói: “Tôi cũng là phụ huynh, tôi hoàn toàn có thể hiểu được dạy con không hề dễ, vô cùng đau đầu và khó khăn. Không ít phụ huynh mỗi buổi sáng phải hò hét, thúc giục con thức dậy để chuẩn bị đi học, cũng không ít phụ huynh phải đau đầu để kiểm soát việc sử dụng internet, smartphone, iPad... của con mình.”



Trước những chia sẻ đầy chân thành cùng những ví dụ gần gũi của anh Hoàng Nam Tiến, chị Trần Thị Thùy Linh đến từ Hà Nội – phụ huynh bạn Trần Thế Bảo Hoàng vui vẻ nói: “Sau buổi hội thảo cô cũng biết được nhiều điều mới lạ, cô nghĩ đã đến lúc cô và gia đình nên "thả" Bảo Hoàng ra xã hội, để tự Hoàng có thể tự lập cuộc sống của mình.”

Anh Trần Đức Minh (Hải Phòng) cũng cho biết: “Chú vốn nghĩ đơn giản cho con học THPT FPT để con tự lập, trưởng thành, để con dần tự chăm lo bản thân, bớt nhút nhát, dựa dẫm bố mẹ thôi nhưng sau khi nghe chia sẻ của anh Tiến mới thấy rằng, đó chính là giúp con có năng lực cạnh tranh trong thị trường lao động đầy khắc nghiệt trong vòng 5-7 năm tới, là hành trang tốt nhất để con sống tốt suốt đời.”

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).