Cảm hứng Sapa, trang phục dân tộc Mông vào trình diễn thời trang

0:00 / 0:00
0:00
Thiết kế có cảm hứng từ thị trấn Sapa và trang phục dân tộc Mông; cùng những thiết kế sử dụng chất liệu vải tự nhiên dễ phân hủy hay dùng sợi vải tự nhiên cùng phương pháp nhuộm thực vật... là những bộ sưu tập gắn liền với tiêu chí thời trang được giới thiệu trong show diễn mang chủ đề "Dựng xây cho tương lai" tại lễ hội Vương quốc Anh.

Trong khuôn khổ chương trình Lễ hội Vương quốc Anh do Đại sứ quán Anh tổ chức dịp kỷ niệm 50 năm hợp tác ngoại giao Việt Nam và Vương quốc Anh, tại Hà Nội đã diễn ra trình diễn thời trang Anh - British Fashion Show.

Sự kiện năm nay mang chủ đề "Dựng xây cho tương lai" (Building for the future) tập trung vào mối quan hệ ngoại giao giữa Vương Quốc Anh và Việt Nam trong lĩnh vực thương mại, giáo dục và phát triển bền vững.

Cảm hứng Sapa, trang phục dân tộc Mông vào trình diễn thời trang ảnh 1Cảm hứng Sapa, trang phục dân tộc Mông vào trình diễn thời trang ảnh 2

Show diễn mang chủ đề "Dựng xây cho tương lai". Ảnh: BTC

Sáu nhà thiết kế Học viện Thiết kế và Thời trang London - Hà Nội tham gia trình diễn tại chương trình, gồm: Vũ Tá Linh - Quán quân cuộc thi Thiết kế thời trang Châu Á Star Creation 2013, giải Nhất cuộc thi Designer by Viet Nam 2021; Huyền Phạm – Nhà sáng lập thương hiệu thời trang La’llee’; Kiều Bảo Trâm – Nhà sáng lập thương hiệu thời trang Esther Studio; Bùi Thanh Lam – Du học sinh London College of Fashion, UK; Phạm Thị Huệ Anh; Tạ Thị Hương .

Các nhà thiết kế đã mang đến những bộ sưu tập với thiết kế gắn liền với những tiêu chí về thời trang bền vững. Trong đó, có ưu tiên dùng nguyên liệu tự nhiên hoặc tái chế; cách xử lý vật liệu để ít tạo ra rác thải; tuổi thọ của thiết kế; hạn chế nguyên liệu thừa; quan tâm tới quyền lợi nhân công...

Cảm hứng Sapa, trang phục dân tộc Mông vào trình diễn thời trang ảnh 3

Người mẫu trình diễn thiết kế trong bộ sưu tập của nhà thiết kế Huyền Phạm. Ảnh: BTC

Trong đó, nhà thiết kế Vũ Tá Linh mang đến bộ sưu tập với nhiều mẫu là quần áo cũ được tái chế, hoặc sử dụng chất liệu vải tự nhiên dễ phân hủy, cách xử lý vải cũng hạn chế rác thải.

Nhà thiết kế Lam Bùi sử dụng nhiều vải sợi tự nhiên dễ tái chế cùng phương pháp nhuộm thực vật hạn chế chất hóa học độc hại cho bộ sưu tập của mình.

Nhà thiết kế Huệ Anh trình làng bộ sưu tập kết hợp giữa trang phục dân tộc truyền thống và thời trang hiện đại, với cảm hứng từ Thị trấn Sapa (Lào Cai) và trang phục dân tộc Mông. Nguyên liệu chính của bộ sưu tập là vải taffeta và quần áo được tái chế từ trang phục dân tộc.

Nhà thiết kế Huyền Phạm mang đến những thiết kế trên nền chất liệu vải cao cấp với độ bền cao, bám sát tiêu chí thời trang bền vững.

Còn NTK Eshter Trâm mang tới những thiết kế với phom dáng tối giản, khả năng kết hợp cao để có thể kéo dài vòng đời cho sản phẩm. Trong khi đó, NTK Tạ Thị Hương gửi gắm tình yêu của mình với nghệ thuật hát Bội thông qua những mẫu quần áo đa năng, không lỗi mốt.

Cảm hứng Sapa, trang phục dân tộc Mông vào trình diễn thời trang ảnh 4

Bộ sưu tập của nhà thiết kế Lam Bùi. Ảnh: BTC

Cảm hứng Sapa, trang phục dân tộc Mông vào trình diễn thời trang ảnh 5
Cảm hứng Sapa, trang phục dân tộc Mông vào trình diễn thời trang ảnh 6

Bộ sưu tập của nhà thiết kế Vũ Tá Linh. Ảnh: BTC

MỚI - NÓNG