Cảm phục cô giáo trẻ không may bị tật tay, viết chữ đẹp như in

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Cô giáo Lê Thị Sen (sinh năm 1994, quê Nghệ An), tuy không may bị khiếm khuyết về bàn tay phải nhưng vẫn mang trong mình niềm đam mê luyện viết chữ đẹp (bằng tay trái), cùng nỗ lực mang con chữ về với trẻ em vùng núi cao.

Nỗ lực vượt qua nghịch cảnh

Cô Lê Thị Sen là giáo viên mầm non giảng dạy tại vùng núi Quỳ Hợp ( tỉnh Nghệ An). Năm lớp 11, Sen không may bị khiếm khuyết bàn tay phải do tai nạn lao động, khiến bản thân gặp khó khăn trong quá trình học tập và sinh hoạt.

Tai nạn năm ấy khiến Sen phải tạm dừng quá trình học tập của mình trong suốt 2 tháng để chữa trị, việc mất 4 ngón tay phải đã làm Sen tủi thân và có ý định từ bỏ việc học. Thế nhưng, khi nhìn lại hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Sen vẫn quyết tâm theo đuổi con đường học tập của mình.

Nói về động lực để vượt qua những khó khăn, cô Sen cho rằng, gia đình là nguồn động lực giúp mình vượt qua những khó khăn để tiếp tục học tập, rèn luyện và có được thành tích cao ở giảng đường.

Cảm phục cô giáo trẻ không may bị tật tay, viết chữ đẹp như in ảnh 1

Cô giáo trẻ Lê Thị Sen.

Đam mê luyện chữ

Tuy chỉ viết bảng được bằng tay trái nhưng cô Sen vẫn viết rất đẹp. Để có được nét chữ đẹp, đối với người bình thường đã khó, với cô Sen lại còn khó hơn. Nhưng niềm đam mê cùng việc thích chinh phục những thách thức, khó khăn đã giúp cô có được thành quả xứng đáng: “Trong những năm tháng học cao đẳng, mình đã lựa chọn việc rèn chữ để thử thách bản thân. Những ngày đầu, khi mới luyện viết, mình còn gặp nhiều trở ngại, nhưng viết càng nhiều, mình thấy càng thích. Từ chỗ viết khá chậm, không ngay hàng thẳng lối, dần dần, mình đã viết nhanh hơn, đẹp hơn”.

Cô Sen quan niệm “nét chữ - nết người”, chữ viết không chỉ giúp mỗi cá nhân thể hiện giá trị văn hóa mà còn nói lên tính cách con người, rèn luyện sự tập trung của bản thân. Nhìn vào nét chữ, có thể nhận biết được một người cẩn thận hay cẩu thả, điềm tĩnh hay nóng vội. Từ đó, có thể hiểu hơn về tính cách của người viết. Điều này cũng đã giúp cô hiểu được phần nào tính cách của từng em học sinh, để có phương pháp truyền đạt, chỉ dạy phù hợp.

Cảm phục cô giáo trẻ không may bị tật tay, viết chữ đẹp như in ảnh 2

Nét chữ đẹp của cô giáo trẻ Lê Thị Sen được nhiều người khen ngợi.

Quyết tâm mang con chữ về vùng cao

Sen đăng ký ngành Sư phạm Mầm non vì yêu thích trẻ con và nghề dạy học. Khoảng thời gian đi học, Sen vừa học vừa làm để có đủ tiền trang trải cuộc sống sinh viên, không muốn phụ thuộc quá nhiều vào gia đình.

Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, Sen đã nộp hồ sơ ứng tuyển làm giáo viên cho nhiều cơ sở nhưng điều bị từ chối do bàn tay bị khiếm khuyết. Khoảng thời gian thất nghiệp, Sen cảm thấy tủi thân và buồn bã vô cùng. Để sinh sống được tại Hà Nội, Sen đã làm rất nhiều công việc, từ phục vụ cho đến bán hàng. Vài tháng sau, Sen được nhận vào dạy ở một cơ sở mầm non tại Hà Nội. Sau hơn một năm công tác, nhận thấy bản thân đã có kinh nghiệm nên Sen quyết định chuyển về thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) làm việc để thuận tiện cho việc chăm sóc bố mẹ.

Cảm phục cô giáo trẻ không may bị tật tay, viết chữ đẹp như in ảnh 3

Để viết chữ đẹp bằng tay trái, cô Sen đã nỗ lực không ngừng.

Dịch bệnh bùng phát khiến Sen phải tạm gác mọi công việc ở thành phố Vinh trở về quê, tại đây Sen thấy các em nhỏ không được tiếp xúc nhiều với con chữ nên Sen đã mở lớp dạy miễn phí cho các em chuẩn bị vào lớp 1. Lúc đầu, lớp học chỉ có khoảng 3 đến 5 học sinh, sau đó tăng dần và nhận được sự ủng hộ từ nhiều phụ huynh.

Bước đầu mở lớp dạy học, cô Sen gặp nhiều khó khăn trong công tác vận động học sinh và chuẩn bị cơ sở vật chất. Vùng này có nhiều người dân tộc thiểu số nên cô gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận động các bạn nhỏ đi học. Đứng trước thách thức, Sen vẫn lạc quan, không xem đó là rào cản. Cô vẫn kiên trì mang con chữ về với các bạn học sinh nơi đây.

Các em học sinh tuổi mới lớn thường hiếu động và khó tập trung lắng nghe hay làm theo những lời chỉ dạy của cô giáo. Nắm được tâm lý đó, ngoài việc dạy chữ cho các bạn học sinh, Sen còn tạo ra nhiều hoạt động giải trí như văn nghệ, trò chơi, hoạt động thủ công... đan xen những giờ học căng thẳng. Qua đó, các bạn học sinh có thể tự do thể hiện bản thân, giảm bớt áp lực, mệt mỏi để nâng cao sự tập trung khi vào học.

Cảm phục cô giáo trẻ không may bị tật tay, viết chữ đẹp như in ảnh 4

Cô Sen và các học trò.

Nhìn thấy học trò có cơ hội tiếp cận kiến thức, cô Sen vô cùng hạnh phúc khi những việc mình làm đang từng bước ‘vẽ’ nên tương lai cho các em. “Khi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các phụ huynh, mình cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Chính điều này khiến mình có thêm động lực trong cuộc sống, thấy được những giá trị mà bản thân mang lại cho đời”, cô Sen bộc bạch.

Cô tâm sự: “Cuộc đời là một hành trình dài thú vị, không nên để bị cản trở những khuyết điểm của bản thân. Thay vào đó, hãy cố gắng rèn luyện không ngừng, dám ước mơ và phấn đấu để đạt được ước mơ”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.
Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

SVVN - Năm học mới đang cận kề, việc tìm kiếm một chỗ ở an toàn và phù hợp kinh tế trở thành nỗi lo lớn và áp lực đối với nhiều tân sinh viên. Nhằm giúp giảm bớt nỗi lo, các trường đại học tại TP. HCM đã và đang đẩy mạnh chương trình hỗ trợ tìm phòng trọ, giúp tân sinh viên sớm ổn định để yên tâm học tập.
Thủ khoa Nông nghiệp với hành trình chinh phục học bổng toàn phần tại châu Âu

Thủ khoa Nông nghiệp với hành trình chinh phục học bổng toàn phần tại châu Âu

SVVN - Lê Thị Thùy Linh (24 tuổi) là cựu sinh viên ngành Công nghệ Sinh học (Chất lượng cao), từng tốt nghiệp thủ khoa Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đầu năm 2023, Thùy Linh nhận được học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ do Liên minh châu Âu tài trợ, trị giá hơn 1,2 tỷ đồng cho hai năm học tại Pháp và Tây Ban Nha.