Cận cảnh những bức tranh khỏa thân không dung tục của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ

TPO - Tối 26/12, tại Không gian văn hóa Việt (16 Lê Thái Tổ, Hà Nội), gia đình nhà sưu tập Đào Danh Hưng - Trần Cường khai mạc triển lãm các tác phẩm của cố họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ. Nhận xét về những tác phẩm khỏa thân của cố họa sĩ, nhà sưu tập Trần Cường khẳng định: "Tác phẩm nude của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ đầy tính nghệ thuật, người xem bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng không mang tính dung tục".
Cận cảnh những bức tranh khỏa thân không dung tục của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ ảnh 1
Tối 26/12 tại Không gian văn hóa Việt (16 Lê Thái Tổ, Hà Nội), gia đình nhà sưu tập Đào Danh Hưng - Trần Cường khai mạc triển lãm các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ. Đây là lần đầu trong sự nghiệp sáng tác của cố họa sĩ, có một triển lãm trưng bày riêng với 75 tác phẩm.
Cận cảnh những bức tranh khỏa thân không dung tục của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ ảnh 2

Cố họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ (1925-2016) là tên tuổi nổi tiếng thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, học viên khóa 1 do họa sĩ Tô Ngọc Vân đào tạo. Triển lãm thu hút đông đảo giới mỹ thuật, các nhà sưu tập đến chiêm ngưỡng những tác phẩm nổi bật của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ.

Cận cảnh những bức tranh khỏa thân không dung tục của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ ảnh 3
Nhà sưu tập Trần Cường cho biết những năm 2012-2013, từ cầu nối là một họa sĩ hàng xóm của họa sĩ Ngọc Thọ, bố con anh đã có sự kết nối, tâm tình và thường xuyên qua nhà họa sĩ ngắm tranh. Bộ sưu tập đồ sộ như ngày nay có được nhờ tích lũy trong suốt một quá trình dài, khoảng 5 năm. Bộ tranh khá đầy đủ, khẳng định rõ nét chân dung, cống hiến của cố họa sĩ Ngọc Thọ bằng mọi chất liệu, nhiều kích thước, qua nhiều giai đoạn gắn với sự thay đổi của đời sống, lịch sử, văn hóa của nước nhà.
Cận cảnh những bức tranh khỏa thân không dung tục của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ ảnh 4

Các sáng tác nổi bật ở chất Á Đông đậm nét và mỗi tác phẩm đều mang dấu ấn văn hóa, lịch sử qua nhiều giai đoạn mang tính bước ngoặt, góp phần ca ngợi tinh thần, vẻ đẹp con người, quê hương... Dịp này, thực hiện lời hứa với họa sĩ trước khi qua đời, gia đình nhà sưu tập xuất bản sách tranh cùng với trưng bày triển lãm cá nhân đầu tiên cho họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ.

Cận cảnh những bức tranh khỏa thân không dung tục của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ ảnh 5

Nhà sưu tập Trần Cường nhận định: "Tác phẩm nude của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ đầy tính nghệ thuật, người xem bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng không mang tính dung tục".

Cận cảnh những bức tranh khỏa thân không dung tục của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ ảnh 6

Bức tranh được đặt tên Khỏa thân 3.

Cận cảnh những bức tranh khỏa thân không dung tục của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ ảnh 7

Tranh của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ được giới chuyên môn đánh giá cao về hình thái, cấu trúc, đường nét giản dị, tự nhiên mà kinh điển. Đặc biệt, lối vẽ nét thảo sáng trên nền đỏ và đen này phải là họa sĩ vững nghề, có tư duy và kỹ năng đa dạng mới thể hiện được.

Cận cảnh những bức tranh khỏa thân không dung tục của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ ảnh 8

Tranh Thiếu nữ nude được vẽ năm 1989.

Cận cảnh những bức tranh khỏa thân không dung tục của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ ảnh 9
Tranh sơn mài Cô gái đứng chải tóc được vẽ năm 1978.
Cận cảnh những bức tranh khỏa thân không dung tục của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ ảnh 10

Những tác phẩm tiêu biểu trong bộ sưu tập của Đào Danh Hưng - Trần Cường có thể kể tới tranh sơn mài Thiếu nữ phố cổ, Thiếu nữ Hà Nội, Con hổ, Đàn ngựa, tranh sơn dầu Trên cánh đồng, Trừu tượng không gian, Trừu tượng cơn lốc, Thăng Long… tranh bột màu trên giấy Xưởng đúc nhôm Hải Phòng, Nữ kỹ sư, Công trường thủy lợi

Họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ được trao nhiều giải thưởng cao quý tại các triển lãm mỹ thuật trong nước và quốc tế, được Thủ tướng Phạm Văn Đồng trao tặng thưởng vì đã đóng góp vào công cuộc giải phóng đất nước, được Nhà nước công nhận là cán bộ Tiền khởi nghĩa.

Ông được nhận Huân chương kháng chiến hạng Nhì (1986), Giải thưởng 35 năm Hội Mỹ thuật Việt Nam, Huân chương lao động hạng Nhất (1992), Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam (1997), Huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1999) và nhiều giải thưởng mỹ thuật uy tín của T.Ư.

Tin liên quan