Câu chuyện chống chọi với bệnh ung thư truyền cảm hứng của nữ sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Căn bệnh ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma) đến quá sớm với Nguyễn Phương Thảo (2002), ngay khi cô 22 tuổi. Từ một cô sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh của trường ĐH Sư phạm TP. HCM, Thảo trở thành 'nữ chiến binh' chiến đấu kiên cường với bệnh tật. Hơn một năm chống chọi với ung thư của Thảo nhiều nước mắt, nhưng cũng là câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ.

Một năm chống chọi với 'cuộc chiến ung thư’

Đã trôi qua hơn một năm chống chọi với căn bệnh ung thư hạch bạch huyết, Nguyễn Phương Thảo giờ đây mới có thể bình thản hồi tưởng lại khoảng thời gian “chiến đấu” không ngừng ấy. Thảo chia sẻ: “Căn bệnh đến với mình một cách không thể lường trước. Vào một ngày bình thường, khi bất giác đưa tay chạm vào phần cổ, mình thấy có một phần nhô lên cao, mềm nhưng cũng không nghĩ gì nhiều. Cho đến khi mình đến bệnh viện khám thì các y, bác sĩ cũng chỉ chẩn đoán đây là một hạch lành tính, chưa ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe”.

Câu chuyện chống chọi với bệnh ung thư truyền cảm hứng của nữ sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM ảnh 1
Thời gian đầu khi chữa trị bệnh của Phương Thảo. (Ảnh: Hiểu Nhi)

Thảo chia sẻ, thời gian trước đó không có dấu hiệu gì rõ ràng để cô phải nghĩ bản thân mắc bệnh. Rồi cũng chính khối hạch mềm ấy dần dần phát triển cho đến khi Thảo không thể sờ thấy xương quai xanh của mình nữa, linh cảm cho Thảo biết dường như cơ thể mình đang có vấn đề. Tháng 12/2023, một bước ngoặt đã thay đổi tuổi 22, khiến Thảo đối diện với viễn cảnh mà chưa bao giờ cô nghĩ đến.

Hơn nửa năm kể từ ngày phát hiện ra khối hạch mềm đó, Thảo cùng gia đình đã chạy chữa nhiều nơi, tầm soát và kiểm tra tại nhiều bệnh viện lớn, nhỏ trong thành phố. Thảo trải qua nhiều lần lấy máu, lấy tế bào trong cơ thể để tìm ra thứ hạch bên trong cơ thể mình là gì, kèm theo đó là khoảng thời gian sụt cân không kiểm soát. Gia đình Thảo đã sớm nhận được kết quả nhưng vì thương con gái, mọi người vẫn giữ im lặng để cô có thể mạnh mẽ chống chọi với những lần kiểm tra sức khoẻ tiếp theo. Thảo chia sẻ: “Mọi người cứ liên tục động viên mình mọi chuyện không sao đâu, ngay giây phút ấy, mình đã nhận ra có vấn đề rồi, nhưng mình còn khá lạc quan”.

Tháng 9/2024, Thảo vào “chiến đấu” tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP. HCM, cô nhập viện và chính thức tiếp nhận hoá trị. Cơ thể Thảo giờ đây phải tiếp nhận đủ loại dịch, một lần hoá trị của Thảo diễn ra 5 ngày và cô đã phải hoá trị liên tục 6 lần. Có giây phút, Thảo tủi thân tự nghĩ: “Tại sao mình phải chịu những thứ này, tại sao là mình?”. Tuổi 22 đón Thảo với những mũi tiêm, túi dịch và cả những giọt nước mắt. Song, giữa ánh đèn âm u của bệnh viện Thảo vẫn gieo cho mình những tia sáng, cô nhìn những người bạn cùng phòng “đặc biệt” của mình, biết rằng mình phải chống chọi, phải mạnh mẽ hơn nữa vì còn rất nhiều người đang cố gắng cùng mình.

Câu chuyện chống chọi với bệnh ung thư truyền cảm hứng của nữ sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM ảnh 2
Thảo vẫn luôn động viên bản thân lạc quan trong quá trình chữa trị. (Ảnh: Hiểu Nhi)

“Vượt qua được những lần hoá trị đó, mình có tinh thần hơn vì biết đã đến giai đoạn ghép tuỷ, hành trình cuối cùng để mình có thể khoẻ bệnh, đau đớn có nhưng chỉ cần nghĩ đến việc khoẻ bệnh thì cũng vơi đi phần nào, vì khát khao được sống, muốn sống”. Tháng 11/2024, Thảo chính thức bắt đầu ghép tuỷ sống, tuỷ được lấy ra từ chính tế bào bên trong cơ thể Thảo, những tế bào khỏe mạnh được lưu giữ lại để cấy ghép vào cơ thể sau 6 lần hoá trị đẩy hết tế bào ác tính ra bên ngoài. “Thời gian một tháng ghép tuỷ ấy có thể là khoảng thời gian kinh khủng nhất trong quá trình chữa bệnh của mình. Mình ở một mình trong một căn phòng giữa một bệnh viện. Mình biết rằng, một khi bước chân vào khoa ghép thì mọi thứ sẽ không dễ dàng. Có những ngày cô đơn, mệt mỏi mà không có người thân bên cạnh, mọi thứ khiến mình muốn từ bỏ, muốn nghĩ đến cái chết”, Thảo tâm sự.

Thảo chia sẻ, quá trình ghép tủy là giai đoạn bào sức khỏe của Thảo nhất, cô không thể cầm điện thoại quá 5 phút để gọi điện cho gia đình, vì không đủ sức, mọi hoạt động bình thường như vệ sinh cá nhân cũng cần có người giúp đỡ. Giây phút bản thân mệt lả, nằm trên chiếc giường hiu quạnh và không một ai bên cạnh khiến Thảo bùi ngùi mỗi khi nhắc lại. Càng mệt, Thảo càng mạnh mẽ, cô biết mình đã đi đến ngày hôm nay, đã có thể chạm đến cột mốc khoẻ mạnh trở lại. Cô gái 22 tuổi ấy đã chống chọi hơn một tháng để có thể ghép tủy thành công, để có thể từng bước tạm biệt căn bệnh ung thư hạch bạch cầu. Tháng 12/2024, Thảo chính thức ra viện và quay trở về nhà, dù sau đó ,Thảo vẫn thỉnh thoảng sốt trở lại nhưng tình trạng sức khoẻ đã đỡ hơn lúc căn bệnh vừa xuất hiện rất nhiều.

Câu chuyện chống chọi với bệnh ung thư truyền cảm hứng của nữ sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM ảnh 3

Phương Thảo là diễn giả của talkshow 'Gen Z và ung thư'. (Ảnh: Hiểu Nhi)

Hơn một năm “chiến đấu” ấy, cơ thể Thảo có thể thay đổi, sức khoẻ cô cũng không còn tốt như trước nhưng duy một điều khiến Thảo rất tự hào, đó là tinh thần mạnh mẽ kiên, cường mà cô tôi luyện được. Thảo muốn lan toả câu chuyện của mình, để những ai đang chống chọi với bệnh tật cũng có thể kiên cường mà vực dậy. Kênh TikTok thaokechuyen22 xuất hiện từ đây, khi cô gái dũng cảm ấy đã vượt qua được những ngày tháng tăm tối nhất và đưa đôi tay ra truyền động lực cho những người đồng cảnh ngộ với mình.

Hành trình truyền cảm hứng cho cộng đồng

TikTok thaokechuyen22 ra đời ban đầu như một cuốn nhật ký, nơi Phương Thảo chia sẻ hành trình chữa bệnh của mình. Cô bày tỏ: “Mình hy vọng rằng, nếu các bạn trẻ tình cờ xem được những video mình đăng tải, họ sẽ quan tâm đến sức khỏe của bản thân nhiều hơn. Trước đây, mình từng nghĩ căn bệnh này chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng khi chính mình mắc phải, mình mới nhận ra rằng không phân biệt độ tuổi, ai cũng có thể đối mặt với nó.

Câu chuyện chống chọi với bệnh ung thư truyền cảm hứng của nữ sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM ảnh 4
Câu chuyện, hình ảnh đầy năng lượng tích cực là “đặc trưng của kênh TikTok thaokechuyen22. (Ảnh: Hiểu Nhi)

Ban đầu, kênh TikTok của Thảo chỉ xoay quanh câu chuyện như cắt tóc trị bệnh, thú cưng, nhật ký chữa bệnh nhưng chính sự chân thật và nghị lực của cô đã chạm đến trái tim nhiều người. Từ đó, thaokechuyen22 dần được biết đến rộng rãi hơn. Thảo không dừng lại ở việc kể câu chuyện của mình mà còn chia sẻ và lời khuyên, biến TikTok thành một kênh thứ hai của bản thân. Trong quá trình sáng tạo nội dung, Phương Thảo nhận thấy bản thân như một người truyền lửa. “Hôm qua, một chị ở khoa Ghép nhắn tin cho mình, chị ấy nói rằng ngày nào chị cũng xem kênh để lấy thêm động lực. Từ những tin nhắn, dòng bình luận như vậy, mình phải mạnh mẽ hơn nữa để truyền năng lượng tích cực đến mọi người”, Thảo chia sẻ.

Hiện tại, sức khỏe của Thảo đã ổn định hơn. Cô ấp ủ kế hoạch thành lập một tổ chức tình nguyện cùng bạn bè để thực hiện các chương trình hỗ trợ và trao tặng quà cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, cô cũng mong muốn quay lại công việc, tập trung hơn vào chuyên môn và phát triển kênh TikTok, tiếp tục lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng.

MỚI - NÓNG
Phát động phong trào ‘Bình dân học vụ số’ và ra mắt nền tảng đào tạo quốc gia
Phát động phong trào ‘Bình dân học vụ số’ và ra mắt nền tảng đào tạo quốc gia
SVVN - Chiều 26/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã phát động phong trào 'Bình dân học vụ số' và ra mắt nền tảng đào tạo tập huấn quốc gia. Đây là bước đi quan trọng nhằm phổ cập tri thức số, trang bị kỹ năng công nghệ cho người dân, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trên cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Hồ Văn Kãnh và trải nghiệm đáng nhớ cùng ‘Hành trình hạnh phúc – Chuyến xe mùa xuân 2025’

Ca sĩ Hồ Văn Kãnh và trải nghiệm đáng nhớ cùng ‘Hành trình hạnh phúc – Chuyến xe mùa xuân 2025’

SVVN - Ngày 23/1/2025 (tức 24 tháng Chạp năm Giáp Thìn), ca sĩ Hồ Văn Kãnh đã có một hành trình đặc biệt khi tham gia chương trình “Hành trình hạnh phúc – Chuyến xe mùa xuân 2025” do VTV8 thực hiện. Điểm đến của chuyến đi là cửa khẩu Cha Lo, bản Y Leng , thuộc xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình – nơi biên cương Tổ quốc với những người lính biên phòng ngày đêm canh giữ bình yên cho quê hương.
10,000 cây số đến Việt Nam: Câu chuyện đi để trở về của chàng trai đến từ châu Phi

10,000 cây số đến Việt Nam: Câu chuyện đi để trở về của chàng trai đến từ châu Phi

SVVN - Pepuere Pempeme Théophile, đến từ Cameroon, học viên thạc sĩ chương trình Khoa học Máy tính, chuyên ngành Hệ thống thông minh và Đa phương tiện tại Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) đã lựa chọn Khoa Kỹ thuật và Công nghệ Ứng dụng tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) là điểm đến cho hành trình 6 tháng nghiên cứu và thực tập sắp tới. Cùng tìm hiểu về câu chuyện của Théophile trong bài viết dưới đây nhé.
Người trẻ 'rần rần' với trào lưu 'Thắng đời 1-0'

Người trẻ 'rần rần' với trào lưu 'Thắng đời 1-0'

SVVN - Những ngày đầu năm 2025, mạng xã hội tràn ngập những bài đăng kèm theo các cụm từ "thắng đời" hay "thua đời" cùng với các tỷ số như "thắng đời 1-0" , "thắng đời 2-0" … Những con số này thoạt nhìn giống như kết quả của một trận đấu thể thao, nhưng thực chất lại là cách Gen Z ghi nhận những khoảnh khắc, thành tựu đáng nhớ trong cuộc sống.
Chuyến du Xuân của sinh viên Pháp trường USTH

Chuyến du Xuân của sinh viên Pháp trường USTH

SVVN - Xúng xính trong chiếc áo dài Việt Nam và thăm thú phố phường Hà Nội bằng xe máy, hai sinh viên trao đổi người Pháp tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), Clara và Mika đã có những trải nghiệm khó quên tại Hà Nội trong không khí hân hoan của dịp Tết cổ truyền Việt Nam.
Bộ ảnh chào Xuân mang bản sắc dân tộc H'mông

Bộ ảnh chào Xuân mang bản sắc dân tộc H'mông

SVVN - Thay vì trang phục áo dài truyền thống như mọi năm, Doãn Hồng Vân thực hiện bộ ảnh mang bản sắc của người dân tộc H'mông chào Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đánh dấu mùa Xuân đầu tiên của cô trong vai trò nữ sinh ngành Sư phạm Âm nhạc, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
Giới trẻ tưng bừng đón Giao Thừa Ất Tỵ 2025: Ngắm pháo hoa rực rỡ, Đi lễ chùa cầu may

Giới trẻ tưng bừng đón Giao Thừa Ất Tỵ 2025: Ngắm pháo hoa rực rỡ, Đi lễ chùa cầu may

SVVN - Giao thừa năm Ất Tỵ 2025 đã đến và mang theo không khí náo nức trên khắp mọi nẻo đường. Với nhiều người trẻ, đây là thời điểm để hòa mình vào những màn pháo hoa lung linh, tận hưởng khoảnh khắc chuyển giao thiêng liêng của đất trời. Sau đó, họ cùng nhau đi lễ chùa để cầu mong may mắn, sức khỏe và bình an. Dù xã hội hiện đại đã thay đổi rất nhiều, nhưng truyền thống đón giao thừa và đi lễ chùa vẫn luôn được thế hệ trẻ gìn giữ và yêu mến.