Cây xoài của nội và những năm tháng không thể quay về

Cây xoài của nội và những năm tháng không thể quay về
SVVN - Cây xoài giờ chẳng thèm trĩu quả nữa. Nó vẫn ra hoa, vẫn vẫy gọi chúng tôi núp dưới tán lá của nó vui đùa. Nhưng nó lay lắt cành trong tuyệt vọng, đứng đó lặng yên từ năm này sang năm khác, từ cái ngày chúng tôi lớn lên.

Nội ngồi trong nhà, trên chiếc phản gỗ, ngoáy trầu và đưa ánh mắt màu nắng nhìn ra ngoài qua song sắt cửa sổ, lặng nhìn cây xoài.

Cây xoài chứng kiến biết bao thăng trầm và cả những lặng lẽ, ủ dột trong tâm hồn nội. Ngày nội còn trẻ, nội lấy ông và gia đình chuyển về đây. Ngót nghét mà đã gần năm mươi năm trôi qua, tóc nội giờ trắng xóa, cây xoài cũng không còn trẻ nữa, cũng còm ròm bên trong thân nó.

Tại xã Cam Lập, đường nối liền 2 thôn Nước Ngọt và Bình Lập bị nước lũ cuốn trôi mất một đoạn dài đến 50m, gây chia cắt.

Bà kể lại ngày đó, ông nội đã gieo hai hạt xoài xuống đất, ông cũng chẳng hy vọng một ngày nào đó nó sẽ vươn mầm trổ mả, đầy sức sống vì mảnh đất khô cằn này không thể nào nuôi sống được những mầm xanh. Ấy vậy mà lạ! Những tín hiệu của sự sống mơn mởn đã bắt đầu từ dưới lòng đất tự lúc nào. Và đến bây giờ, cây xoài ngày nào chỉ là hạt giống nhỏ bằng bàn tay nay sừng sững, hiên ngang che nắng gió và đương đầu với bao giông bão của cả một thế hệ ngần ấy con người sinh ra và mất đi.

Tại xã Cam Lập, đường nối liền 2 thôn Nước Ngọt và Bình Lập bị nước lũ cuốn trôi mất một đoạn dài đến 50m, gây chia cắt.

Nội vẫn ngồi đó trên chiếc phản gỗ, miệng nhai trầu, thở một tiếng rõ dài. Bà đưa bàn tay lem màu đỏ của trầu lên đôi mắt dụi một hồi. Ngoài song cửa sổ, tiếng lá xoài khô, rơi xuống đất giòn tan. Đôi khi vô tình chỉ một cơn gió khẽ thoáng qua, lá xoài bay rợp rồi tụ lại với nhau. Dưới ánh nắng như thiêu đốt của mùa hạ, chúng như ngún cháy mà chẳng cần mồi lửa nhóm lên. Nội đảo mắt nhìn xuống ống ngoáy rồi lại nhìn ra cây xoài, nhìn tán lá, nhìn hoa xoài, thân xoài,… cứ thế, mắt nội đượm bao kỉ niệm của những ngày xưa cũ.

Ngày xưa ấy, lũ trẻ chúng tôi còn là những đứa con nít choai choai độ lên chín, lên mười. Cứ trưa đến, mặc cho bà ra sức í ới gọi về nhà ngủ trưa, chúng tôi cứ thế mải mê chơi. Dưới tán cây xoài, bông xoài kết chùm thật đẹp, một màu xanh non hơi ngà ngà màu trắng của sữa thật thanh khiết. Hoa xoài rơi, cái kiểu rơi nhỏ giọt thi thoảng đụng đầu tôi rồi rớt xuống đất, có khi kẹt lại trong kẽ chân.

Ảnh minh họa: phim The secret world of Arrietty.

Ảnh minh họa: phim The secret world of Arrietty.

Điều mà lũ trẻ con lo sợ nhất ở cây xoài không phải vì tán lá không đủ rộng để che nắng buổi trưa. Hay đang chơi đùa thì vô tình một trái xoài lìa cành, héo nắng rụng xuống ngay đầu mà nó là sợ lũ sâu róm trên cây. Lũ sâu lông lá đen xì xì, bò đo gang làm chúng tôi rợn cả da gà. Mỗi lần đến mùa xoài đơm hoa kết quả là mẹ tôi phải diệt không biết bao nhiêu là con, diệt đến nỗi rợn tóc gáy vì chúng quá nhiều. 

Mùa sâu róm đi qua cũng là ngày mà xoài bắt đầu cho quả, cây xoài như “còng” thân vì quả rất sai. Đến độ ngay cả những cành thấp nhất, lúc xoài chưa kết quả đã gần sà sát xuống mặt đất nay không cần leo lên tít trên cây mà với tay chưa quá một gang là có thể chạm tới thứ quả ấy rồi! Xoài nhiều đến mức, bác tôi, ba mẹ tôi và cả chị em họ trong gia đình tôi quần tụ lại để hái xoài. Những quả xoài chín vàng, mọng nước, da căng bóng trông mới hấp hẫn, mê li làm sao! Trong khi chúng tôi say sưa hái quả, nội ngồi trong lan can nhìn ra, bà cười. Vẻ cười mãn nguyện xen lẫn niềm vui thú tuổi già. Nếu cây xoài mà là một vật có tri giác, chắc bà sẽ đến gần ôm lấy nó, cảm ơn rối rít không thôi rồi. Dù vậy, giữa nó với bà cũng có một thứ gì đó rất gắn bó, thâm tình.

Ảnh minh họa: phim The secret world of Arrietty.

Ảnh minh họa: phim The secret world of Arrietty.

Trước kia, cây xoài có đôi có cặp to ngang ngửa nhau. Một cây đối diện với gian nhà trên và một cây đối diện với gian nhà dưới của nội. Nhưng, cơn bão năm 2009 đi qua, cây xoài đối diện với gian nhà dưới bật gốc, đổ ngã. Thế là chỉ còn duy nhất một cây, mà cây xoài ấy giờ cũng chẳng thèm trĩu quả nữa. Chắc có lẽ vì nó buồn, một phần vì không còn ai hứng thú với việc hái xoài vào buổi trưa hè khi chúng tôi dần lớn và rồi lãng quên nó trong vô thức. Nó vẫn ra hoa, hoa xoài vẫn vậy, vẫn vẫy gọi chúng tôi núp dưới tán lá của nó để vui đùa, để tíu tít cười giỡn. Nhưng nó lay lắt cành trong tuyệt vọng, nó đứng đó trong lặng yên từ năm này sang năm khác, từ cái ngày chúng tôi lớn lên. Một cơn gió nhẹ lướt qua, hoa xoài rơi xuống, cũng điệu nhỏ giọt như ngày ấy…

Ảnh minh họa: phim The secret world of Arrietty.

Ảnh minh họa: phim The secret world of Arrietty.

Bà ngồi trong nhà nhìn ra, mọi thứ yên ắng hơn, gió phảng phất trên mái tóc bà, miệng bà vẫn nhai trầu nhưng mắt không nhìn cây xoài nữa, bà trải rộng ra nhìn về đám đất phía sau cây xoài, một vẻ lả đừ, nhăn nhúm… Bà tôi!

Theo http://hoahoctro.vn
MỚI - NÓNG
Nam sinh với dấu ấn rực rỡ cùng danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương
Nam sinh với dấu ấn rực rỡ cùng danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương
SVVN - Thời sinh viên luôn là quãng thời gian đáng nhớ, nơi mỗi người trẻ có cơ hội học tập, cống hiến và khẳng định bản thân. Với Nguyễn Lê Duy Đăng (năm thứ 3, trường ĐH Xây dựng Miền Tây, Vĩnh Long), hành trình đạt danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp T.Ư chính là dấu ấn rực rỡ nhất, ghi lại những nỗ lực không ngừng và tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ.
 Hành trình trọn vẹn của ‘Sao Tháng Giêng’ tỉnh Quảng Ngãi
Hành trình trọn vẹn của ‘Sao Tháng Giêng’ tỉnh Quảng Ngãi
SVVN - Lê Hải Phong (nguyên Chủ tịch Hội Sinh viên trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐHQG TP. HCM) vừa xuất sắc nằm trong 112 sinh viên tiêu biểu nhận Giải thưởng ‘Sao Tháng Giêng’ do T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam trao tặng. Từ sự nỗ lực và cống hiến hết mình, Hải Phong đã biến 4 năm đại học thành một hành trình ý nghĩa và trọn vẹn.

Có thể bạn quan tâm

Nữ thủ khoa người Nùng cùng nỗ lực vượt khó vươn lên nghịch cảnh

Nữ thủ khoa người Nùng cùng nỗ lực vượt khó vươn lên nghịch cảnh

SVVN - Để có vị trí dẫn đầu toàn tỉnh khối C00, Phạm Thị Phượng (dân tộc Nùng) đã nỗ lực không ngừng cùng khát khao viết tiếp giấc mơ được đi học của mình. Phạm Thị Phượng là thủ khoa toàn tỉnh Đắk Lắk khối C00, với số điểm 29,5 điểm (Văn: 9,5; Lịch sử: 10; Địa lý: 10). Hiện tại Phượng đang theo học tại ngành Sư phạm Ngữ văn (trường ĐH Tây nguyên).