Chậm một nhịp để yêu thương nhiều hơn

SVVN - Tết vừa rồi tôi giật mình khi bà nội hỏi: “Nhìn đẹp trai, chững chạc lắm, vợ con gì chưa?” 

Như vậy là bà đã bị lẫn, không nhận ra thằng cháu đích tôn của mình. Xuân này bà bước sang tuổi 97 và ở tuổi như vậy bị lẫn, quên là chuyện hết sức bình thường. Biết là vậy, nhưng vẫn cứ thấy hụt hẫng vô cùng.

Tết của tôi gắn liền với hình ảnh của bà nội. Ông nội hi sinh khi bố tôi mới sinh được hai tháng. Bà ở vậy nuôi dạy bố tôi. Rồi khi bố tôi lấy mẹ tôi, bà yêu mẹ tôi hơn cả con ruột. Bố mẹ tôi sinh con, bà yêu quý, chăm sóc chúng tôi hơn cả bố mẹ chúng tôi. Chúng tôi có bạn, bà nhớ tên tất cả, dù bà chỉ gặp một lần. Khi tôi lấy vợ, bà quan tâm, yêu quý cả nhà vợ tôi chẳng kém gì ruột thịt. Đến bây giờ tôi vẫn không thể lý giải tại sao từ những năm 1980 bà đã động viên anh em chúng tôi bằng mọi giá phải học đại học, thạc sĩ và tiến sĩ (nếu có khả năng). Anh em chúng tôi đi học, rồi ở lại Hà Nội làm việc, xây dựng gia đình, mỗi năm chỉ về thăm bà một vài lần. Về quê ăn Tết, với tôi, chủ yếu là để được gặp bà, mấy chục năm nay vẫn thế. Về với Tết, về với bà là như được sống chậm lại một nhịp để cảm nhận được nhiều hơn sự yêu thương và biết ơn...

Ngày mới vào nghề báo, tôi có may mắn được đi nhiều nước, tôi có nhiều ảnh được chụp ở những địa danh nổi tiếng trên thế giới. Nhiều người trong nghề đã khuyên tôi viết blog và đăng những bức ảnh này để được nổi tiếng trên mạng. Nhưng có một người anh mà tôi rất quý lại khuyên rằng: “Em nên chậm hơn một nhịp để có thời gian suy nghĩ cho thấu đáo mọi vấn đề, không phải cái gì nhanh cũng tốt”. Tôi đã nghe theo lời khuyên của anh vì những gì anh nói phù hợp với tính cách và suy nghĩ của tôi. Và cho đến bây giờ tôi vẫn nghĩ thời điểm đó mình đã hành động đúng.

Tôi hầu như không tham gia vào các cuộc tranh luận trên mạng xã hội vì tôi không thích đọc những comment/bình luận gần như xuất hiện tức thì, khen chê (thậm chí mạt sát) đủ cả. Có rất nhiều comment/bình luận nếu như được đăng chậm lại một nhịp để người viết có thời gian suy nghĩ thì nội dung sẽ rất khác và hậu quả của chúng để lại cho người viết và cho cộng đồng mạng cũng sẽ rất khác. Nên sống chậm lại một nhịp để yêu thương nhiều hơn, thay vì nhanh hơn một chút mà làm tổn thương nhau.

Và Tết là một thời điểm vô cùng thích hợp để ai cũng có thể sống chậm lại một nhịp, dù bằng cách này hay cách khác.

MỚI - NÓNG
Hành trình về nguồn của đại biểu Giải thưởng Lý Tự Trọng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Hành trình về nguồn của đại biểu Giải thưởng Lý Tự Trọng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
SVVN - Các đại biểu nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng đã có một trải nghiệm xúc động khi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Giữa không gian đầy ắp những hiện vật lịch sử, họ cảm nhận được sự hi sinh lớn lao của các thế hệ đi trước và trách nhiệm của mình trong việc tiếp nối, phát huy truyền thống cách mạng.
Nhiều chỉ tiêu vượt mốc ‘Bình dân học vụ số’ tạo dấu ấn
Nhiều chỉ tiêu vượt mốc ‘Bình dân học vụ số’ tạo dấu ấn
SVVN - Chỉ sau hai tuần triển khai, Tháng Thanh niên 2025 đã ghi nhận hàng loạt kết quả bứt phá: Hơn 420.000 người dân được phổ cập kỹ năng số, gần 650 căn nhà được sửa chữa và xây mới, hàng nghìn công trình thanh niên được thực hiện. Đặc biệt, nhiều chỉ tiêu đã chạm mốc 70 - 100% kế hoạch, khẳng định tinh thần xung kích và cống hiến không ngừng của tuổi trẻ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

SVVN - Tiếp tục loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ tiến sĩ Khúc Thế Anh, giảng viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Khúc Thế Anh sẽ chia sẻ về kỹ năng quản lý tài chính dành cho tân sinh viên.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

SVVN - Người làm phóng sự giỏi ngoài việc chắc kiến thức chuyên môn còn phải lặn giỏi, để thấy được 7 phần còn lại của tảng băng trôi. Bởi nếu đã bỏ công đi tìm thì phải tìm cho ra sự thật hoàn chỉnh. Đó chính là cốt lõi chia sẻ của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong một buổi nói chuyện với sinh viên báo chí Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Cách nào để được vào làm việc tại các tòa báo?

SVVN - Sáng nay, nhận được số báo đặc biệt, trên đó có bài viết của cậu con trai bên cạnh bài viết của người anh nổi tiếng đã đưa mình đến với nghề báo, mình sẽ trả lời câu hỏi của nhiều bạn sinh viên học báo chí hay hỏi mình: Làm thế nào để được vào làm việc tại các tòa soạn báo?
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Chọn ngành nghề vì thần tượng, rủi ro cao!

SVVN - Thằng cháu tôi cứ nằng nặc đòi theo học truyền thông vì muốn được giống như anh Lê Hồng Quang – Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu. Điều này hết sức bình thường trong cuộc sống và không chỉ có cháu tôi mà rất nhiều bạn trẻ khác đang chọn ngành học tương tự như vậy.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Giàu hơn TS Lê Thẩm Dương quá dễ?

SVVN - Cách đây mấy năm báo Sinh Viên Việt Nam- Hoa Học Trò luôn có rất đông cộng tác viên là sinh viên các trường đại học. Nhiều bạn đến toà soạn không chỉ để viết bài cộng tác mà còn để được tham gia tổ chức các sự kiện, thậm chí chỉ đến để nói chuyện chia sẻ thông tin với các anh chị phóng viên, biên tập viên.