Chàng cử nhân Luật khởi nghiệp với hoa lan

Chàng cử nhân Luật khởi nghiệp với hoa lan
SVVN - Tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế, trường ĐH Vinh, chàng cử nhân Lê Văn Khương (sinh năm 1993) không chọn công việc đúng với chuyên ngành đã học mà quyết định rẽ hướng khởi nghiệp với hoa phong lan.

Như chăm sóc “vợ”

Vườn hoa lan của Văn Khương (tỉnh Phú Yên) có diện tích rộng 600 m2, với gần 1.000 giò lan lớn nhỏ, hơn 60 loài. Trong đó, lan rừng chiếm 98% đủ loài, cả những loài quý hiếm cũng có, như: Quế lan hương, nghinh xuân, lan kim tuyến, hoàng thảo vạch vàng... Về cơ duyên đến với loài hoa này, anh kể: “Trong một chuyến đi thăm nhà bạn ở tỉnh Sơn La, nhìn thấy vẻ đẹp đầy mê hoặc của hoa phong lan trong vườn nhà bạn, mình cảm thấy rất hứng thú và có ý tưởng muốn tạo một vườn lan như vậy ở quê nhà. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế, mình chia sẻ ý định trồng lan với gia đình, bạn bè nhưng bị phản đối gay gắt. Bởi lẽ, mọi người cho rằng, với tấm bằng đại học, mình có thể tìm được công việc ổn định, lương cao. Trong khi đó, mình không có kiến thức gì về cách trồng và chăm sóc lan. Vượt qua những ý kiến trái chiều, mình quyết tâm khởi nghiệp từ hoa lan với số vốn hơn 50 triệu đồng”.

Lúc đầu, Văn Khương mua giống về trồng. Do hoa chưa thuần với khí hậu nên bị chết. Nhiều cây sống nhưng không ra hoa. Không nản chí, Khương đã dành thời gian tự tìm hiểu thông qua bạn bè, mạng xã hội, Internet. Anh còn đến các nhà vườn lớn nhỏ trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm từ các bậc tiền bối để hiểu thêm về sự phân bố, điều kiện sống của từng loại lan. Theo anh, muốn lan được phát triển tốt thì khâu kỹ thuật và quy trình chăm sóc cần được đặc biệt chú trọng. Để cây lan phát triển tốt, cần có  3 yếu tố cơ bản là độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng. Anh chia sẻ: “Mỗi loài lan có cách trồng khác nhau. Khi mới tập tành chơi lan, mình thích lắm. Từ lúc trồng cho đến ra hoa, mình luôn theo dõi và chăm sóc chúng từng ngày như chăm sóc “vợ”. Chúng đòi hỏi phải quan tâm nhiều, bỏ vài hôm là lại bị bệnh”.

Chàng cử nhân Luật khởi nghiệp với hoa lan

Văn Khương đang tỉ mỉ chăm sóc những cây lan trong vườn.

Bảo tồn các loài lan rừng quý hiếm

Thông qua mạng xã hội, bạn bè chơi lan giới thiệu và nhà vườn quen biết, hoa lan của Văn Khương xuất bán đi khắp các tỉnh, thành trong nước. Mỗi ngày, anh chuyển đi từ 10 - 20 giò lan, có ngày hơn 30 giò lan, với thu nhập mỗi tháng trên dưới 10 triệu đồng. Những khách hàng quen biết hay mua lan của anh đều có chung một nhận xét, vườn lan có nhiều giò lan đẹp và quý hiếm, cách tạo dáng rất phong phú.

Ngoài ra, trong những cuộc triển lãm hoa phong lan do CLB Hoa lan các tỉnh, thành tổ chức, anh cũng hay mang hoa tham gia để giao lưu, học hỏi, bổ sung kinh nghiệm trồng lan: “Muốn sở hữu cái đẹp của loài hoa lan này, người trồng phải cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo, tâm huyết. Những giò lan ra hoa đẹp là phần thưởng xứng đáng, chứng minh cho mọi người thấy được sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn của mình. Hiện tại, mình đã hoàn thành phần nào ước mơ sở hữu vườn lan đa dạng, phong phú. Qua đó, mình muốn góp công sức vào việc bảo tồn các loài lan rừng quý hiếm để chúng không bị tuyệt chủng”.

Theo Báo Sinh Viên Việt Nam số 3
MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Lễ phát động chương trình hiến máu ‘Chủ nhật Đỏ 2024’ sẽ diễn ra tại trường ĐH Văn Hiến vào ngày 3/12

Lễ phát động chương trình hiến máu ‘Chủ nhật Đỏ 2024’ sẽ diễn ra tại trường ĐH Văn Hiến vào ngày 3/12

SVVN - Sáng ngày 3/12 tới đây, tại trường ĐH Văn Hiến, sẽ diễn ra Lễ phát động chương trình 'Chủ nhật Đỏ' 2024, với chủ đề “Hiến máu cứu người – sinh mệnh của bạn và tôi”. Chương trình do báo Tiền Phong chủ trì phối hợp với Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia và một số đơn vị tổ chức.
Sinh viên cần có đam mê, lý tưởng để sống một cuộc đời có giá trị

Sinh viên cần có đam mê, lý tưởng để sống một cuộc đời có giá trị

SVVN - Đó là chia sẻ của CEO Nguyễn Thu gửi tới sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong buổi toạ đàm hướng nghiệp “Thấu hiểu bản thân - Làm chủ tương lai” do báo Tiền Phong, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Học viện Life Coach Quốc tế tổ chức. Chị Nguyễn Thu là cựu sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Những khách mời đặc biệt của Báo Sinh Viên Việt Nam

Những khách mời đặc biệt của Báo Sinh Viên Việt Nam

SVVN - Nhớ lại giai đoạn đầu mới ra mắt, nhiều nhân vật là 'khách mời' của Sinh Viên Việt Nam đã đến trực tiếp trò chuyện và trao đổi với báo: GS Đỗ Nguyên Phương - Bộ trưởng Bộ Y tế, GS. TS Vũ Ngọc Hải - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT, GS Phạm Minh Hạc, GS. VS Vũ Tuyên Hoàng, GS. TS Chu Hảo, Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương…