Chàng sinh viên khiếm thị 'gieo' hy vọng trên những quân cờ

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Dẫu không được trọn vẹn như những người khác, nhưng nghị lực vươn lên của Lã Minh Tường khiến nhiều người khâm phục.

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Hưng Yên, Lã Minh Trường không may mắc căn bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, rung giật nhãn cầu và nhãn cầu bé nên gần như không thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, khiếm khuyết đó không thể ngăn cản chàng trai trẻ chinh phục các thành tích với bộ môn cờ vua, cũng như cống hiến cho xã hội.

Xuất hiện trong Trạm yêu thương và tự giới thiệu bản thân bằng một bài thơ, Lã Minh Trường khiến mọi người ấn tượng bởi sự hài hước và hồn nhiên. Chàng trai sinh năm 2001 luôn nở nụ cười trên môi và tự tin nhận lời thách đấu cờ vua của MC Minh Hằng.

Chàng sinh viên khiếm thị 'gieo' hy vọng trên những quân cờ ảnh 1

Lã Minh Tường rất tự tin trên sóng truyền hình.

Mang đến một bộ cờ vua của người khiếm thị, Trường tỉ mỉ giới thiệu về sự khác biệt của bàn cờ đặc biệt này. Thông qua những câu hỏi nhanh của chương trình, khán giả phần nào hiểu hơn về chàng trai khiếm thị luôn mang trong mình những hoài bão lớn lao, những ước mơ mà ngay cả những người mắt sáng cũng khó thực hiện được.

Tự ví mình như một con tốt trên bàn cờ vua, Minh Trường lý giải: “Quân tốt là quân cờ nhỏ bé nhất nhưng nó luôn ẩn chưa nhiều năng lượng. Nếu có mục tiêu và có chiến thuật rõ ràng, quân tốt hoàn toàn có thể phong mã thành quân xe, quân tượng hay quân mã… Em thấy nó giống mình, bởi hoàn cảnh của em không may mắn, em là người yếu thế trong xã hội, nhưng em luôn sống với ước mơ của mình, luôn nỗ lực hết mình và hy vọng về một tương lai tươi sáng với những điều thú vị”.

Sự xuất hiện bất ngờ của cô Lê Thị Thu Hằng - mẹ Minh Trường đã mở ra câu chuyện về những tháng ngày nỗ lực không ngừng của chàng trai khiếm thị. Những năm tháng là học sinh tiểu học, nhận thấy mình khác biệt với bạn bè, Trường đã rất tự ti, không chơi với ai, hằng ngày chỉ trốn trong nhà làm bạn với 4 bức tường. Mắt không nhìn thấy chữ trên bảng, mẹ và bà ngoại ngày ngày trở thành cô giáo của Trường. Đến THCS, nhận thấy lực học của con tốt, bác sĩ lại khuyên Trường nên học trong môi trường của các bạn khiếm thị, gia đình đã quyết định chuyển Trường lên học tập tại trường Nguyễn Đình Chiểu.

Những kỷ vật mà mẹ Trường mang đến Trạm yêu thương như chiếc bát sắt đặc biệt giúp Trường vừa nấu cơm, vừa nấu thức ăn trong nồi cơm điện đã khiến chàng trai không khỏi xúc động khi nghĩ về những tháng ngày một mình nơi đất khách. Thời điểm đó cũng là bước ngoặt lớn trong hành trình theo đuổi đam mê cờ vua của chàng trai trẻ, với hàng loạt Huy chương Vàng. Từ một thành viên yếu nhất được chọn tham gia đội tuyển cờ vua Người khuyết tật TP. Hà Nội, Minh Trường trở thành người bám trụ lâu nhất cho tới thời điểm hiện tại. Những chiếc Huy chương Vàng, những cột mốc đáng nhớ cùng bộ sưu tập huy chương được Trường kể lại trong Trạm yêu thương, khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Không chỉ chơi cờ vua giỏi, Lã Minh Trường còn gây ấn tượng cả về thành tích học tập: Một Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng quốc tế tại cuộc thi Thách thức công nghệ thông tin toàn cầu cho thanh thiếu niên khuyết tật (GITC), năm 2018, 2019. Chính chuyến đi tại Hàn Quốc, được gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời và tin vào khả năng của bản thân đã khiến Trường nghĩ rằng, cần phải làm điều gì đó cho những người có hoàn cảnh giống mình. Để thực hiện mong muốn ấy, Minh Trường đã quyết định chuyển từ ngành học yêu thích tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân để theo học Khoa Công tác xã hội, trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Những chia sẻ từ chính các thầy cô giáo nơi Minh Trường đang theo học, sẽ giúp khán giả hình dung rõ hơn về những nỗ lực, những cố gắng của chàng trai khiếm thị ham học hỏi.

Chàng sinh viên khiếm thị 'gieo' hy vọng trên những quân cờ ảnh 2

Ngoài việc học, Lã Minh Trường còn năng nổ tham gia CLB Sinh viên khuyết tật Hà Nội, với vai trò chủ nhiệm. Tại đây, Trường có thể thực hiện nhiều công việc có ích, mang lại giá trị to lớn cho xã hội như: Kêu gọi từ thiện, tham gia tình nguyện, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền lợi của người khuyết tật nói riêng, người yếu thế trong xã hội nói chung. Đặc biệt là series phim Nơi bình yên nằm trong dự án 'HANSD Project' (Nâng cao năng lực truyền thông qua sản xuất phim), do chính Trường và các bạn sinh viên khuyết tật thực hiện, đã mang đến một cái nhìn mới mẻ về những người yếu thế, bên cạnh đó nâng cao năng lực truyền thông cho các bạn sinh viên khuyết tật trong thời đại 4.0.

Khi được hỏi về ước mơ trong tương lai, Lã Minh Trường hào hứng kể về những dự án xã hội mà mình đang thực hiện. Thời gian tới, ngoài việc tiếp tục những công việc vì cộng đồng, Trường còn mong muốn trở thành một diễn giả truyền cảm hứng hoặc một nhà vận động về quyền và chính sách cho những đối tượng yếu thế trong xã hội. Món quà của Trạm yêu thương sẽ phần nào chắp cánh cho ước mơ của Minh Trường bay cao hơn nữa.

Ở Lã Minh Trường có điều gì thú vị mà khiến MC của chương trình phải thốt lên: “Đây là chàng trai khiếm thị đặc biệt nhất mà tôi từng gặp”. Còn rất nhiều điều ấn tượng về chàng trai này giàu nghị lực và ham học hỏi này chờ khán giả tiếp tục tìm hiểu trong Trạm yêu thương, chủ đề Quân cờ hy vọng, lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 6/5/2023 trên kênh VTV1.

MỚI - NÓNG
Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng
Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng
SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nam sinh với dấu ấn rực rỡ cùng danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương
Nam sinh với dấu ấn rực rỡ cùng danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương
SVVN - Thời sinh viên luôn là quãng thời gian đáng nhớ, nơi mỗi người trẻ có cơ hội học tập, cống hiến và khẳng định bản thân. Với Nguyễn Lê Duy Đăng (năm thứ 3, trường ĐH Xây dựng Miền Tây, Vĩnh Long), hành trình đạt danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp T.Ư chính là dấu ấn rực rỡ nhất, ghi lại những nỗ lực không ngừng và tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thủ khoa Sư phạm Âm nhạc cùng hành trình chinh phục chứng chỉ ABRSM và lan tỏa tình yêu Piano đến người trẻ

Thủ khoa Sư phạm Âm nhạc cùng hành trình chinh phục chứng chỉ ABRSM và lan tỏa tình yêu Piano đến người trẻ

SVVN - Phạm Nguyễn Phương Thảo (sinh năm 1991) hiện là giáo viên dạy Piano. Cô đã ghi dấu ấn với loạt thành tích ấn tượng: Huy chương Vàng tại “Liên hoan Casio Festival” năm 2004 và 2007, thủ khoa đầu vào chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc Đại học Sài Gòn năm 2009 với hai điểm 10 tròn, và chứng chỉ ABRSM xuất sắc loại Distinction. Với trái tim yêu nghề và khát khao cống hiến, Thảo không ngừng chinh phục những cột mốc mới, lan tỏa tình yêu Piano đến thế hệ trẻ.
Miền Bắc rét kỷ lục từ đầu mùa, giới trẻ nô nức lên núi 'săn' băng giá

Miền Bắc rét kỷ lục từ đầu mùa, giới trẻ nô nức lên núi 'săn' băng giá

SVVN - Đợt rét đậm những ngày qua, với nhiệt độ xuống thấp kỷ lục đang biến miền Bắc nước ta thành một bức tranh mùa Đông tuyệt đẹp. Những bạn trẻ đam mê xê dịch không ngại cái lạnh cắt da, ùn ùn kéo nhau đến Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), hay các vùng núi cao Tây Bắc để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của băng giá.