Chàng sinh viên người Lào kiên trì học tiếng Việt để theo đuổi con đường nghệ thuật

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Thin Nạ Kon Nhăng Kẹo, 30 tuổi, là sinh viên Quốc tế năm cuối, lớp Đại học biểu diễn nhạc cụ truyền thống khoá 10, chuyên ngành chính đàn Nhị, chuyên ngành 2 sáo trúc, Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội. Cậu bạn sinh ra và lớn lên tại Thủ đô Viêng Chăn (Vientiane), nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
 Chàng sinh viên người Lào kiên trì học tiếng Việt để theo đuổi con đường nghệ thuật ảnh 1

Thin Nạ Kon Nhăng Kẹo, 30 tuổi, sinh viên Quốc tế năm cuối, lớp Đại học biểu diễn nhạc cụ truyền thống khoá 10, chuyên ngành chính đàn Nhị, chuyên ngành 2 sáo trúc, Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội.

 Chàng sinh viên người Lào kiên trì học tiếng Việt để theo đuổi con đường nghệ thuật ảnh 2

Mình rất may mắn và rất tự hào khi được sinh ra tại đất nước Lào - một Quốc gia ở Đông Nam Á không giáp với biển. Lào có nhiều núi non được bao phủ bởi rừng xanh. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía Tây, giáp với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía Đông giáp với Việt Nam.

Gia đình mình có tất cả 7 người gồm: bố, mẹ, anh trai, em trai và 2 em gái. Mình là con thứ 2 trong gia đình. Gia đình mình ai cũng theo nghệ thuật.

Khi còn nhỏ, mình rất thích nghe nhạc và xem chương trình văn hoá văn nghệ trên TV. Khi đã đủ 11 tuổi, mình theo học nhạc cụ truyền thống Lào 7 năm, tại trường Âm nhạc Quốc gia Lào, chuyên ngành mình học là đàn mộc cầm (lạ nạt). Trong thời gian đó mình đã được học thêm thổi Khèn (Khèn bè), và các loại nhạc cụ khác của Lào. Học đến năm 3, ngoài những giờ học trên trường, mình còn dành thời gian đi làm thêm các công việc liên quan đến ngành học để tich luỹ thêm kinh nghiệm, để sau này ra trường sẽ tự tin trưởng thành và thành công hơn.

 Chàng sinh viên người Lào kiên trì học tiếng Việt để theo đuổi con đường nghệ thuật ảnh 3

Tiếp nối truyền thống nghệ thuật của gia đình, Thin Nạ Kon Nhăng Kẹo nhập ngũ tại Đoàn văn công Quân đội nhân dân Lào, sau đó sang Việt Nam theo học tại Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

Sau đến 19 tuổi mình đã ra trường, và nhập ngũ trực thuộc Đoàn văn công Quân đội nhân dân Lào. Mình đã được đi phục vụ biểu diễn trong các đoàn cấp cao, trong nước và nước ngoài. Sau 25 tuổi, mình đã được sang du học tại Việt Nam. Mình học ở Việt Nam tất cả 5 năm, trong đó có 1 năm học ngôn ngữ.

Trong thời gian học tại Việt Nam mình đã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thời gian đầu tiên, mình chưa biết gì về ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam. Mọi người nói chuyện mình chẳng hiểu gì. Khó khăn tiếp theo là mình chưa quen với món ăn và khí hậu ở Việt Nam. Bởi vì ở Hà Nội trong 1 năm có 4 mùa, còn ở bên Lào 1 năm chỉ có 2 mùa giống như thời tiết ở miền Nam của Việt Nam.

 Chàng sinh viên người Lào kiên trì học tiếng Việt để theo đuổi con đường nghệ thuật ảnh 4

Thin Nạ Kon Nhăng Kẹo thổi Khèn bè.

 Chàng sinh viên người Lào kiên trì học tiếng Việt để theo đuổi con đường nghệ thuật ảnh 5

Thin Nạ Kon Nhăng Kẹo tham gia đội ngũ biểu diễn tiết mục âm nhạc truyền thống của Lào.

Tiếng Việt đối với mình là rất khó, khó nhất là phần phát âm, vì tiếng Việt có nhiều dấu phát âm khác nhau. Về câu từ, trong một từ tiếng Việt, nếu dịch sang tiếng Lào thì có nhiều ý nghĩa. Mình là người hơi ngại và ít nói, trong thời gian đó mình cũng đã suy nghĩ rất nhiều, mình quyết tâm học hỏi từ các bạn trong lớp và may mắn mình có cô giáo có cách phương pháp dạy dễ hiểu. Bên cạnh đó mình tranh thủ những lúc được phép đi ra ngoài để đến siêu thị, chợ, công viên..., những nơi có đông người để được nói chuyện, tìm hiểu về văn hoá đời sống của người Việt và hiểu được tiếng Việt hơn. Buổi tối và ngoài giờ học mình cũng tự học, làm bài tập, tự tập viết nhiều, đọc nhiều, và ôn bài cũ.

 Chàng sinh viên người Lào kiên trì học tiếng Việt để theo đuổi con đường nghệ thuật ảnh 6

Thin Nạ Kon Nhăng Kẹo trong giờ học chuyên ngành chính Đàn Nhị cùng giảng viên Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội.

Sau khi học xong tiếng Việt tại Đoàn 871 tổng cục Chính trị, mình đã sang trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội, mình học chuyên ngành đàn Nhị, thuộc khoa Nghệ thuật dân tộc và Miền núi. Trong thời gian 4 năm học tại trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội, mình lại tiếp tục gặp khó khăn trong học tập, vì sang học tại trường này dùng nhiều từ ngữ khác với khi lúc mình đang học tiếng. Năm nhất khi vào học chuyên môn, mình được học trực tiếp với thầy, cô và được học cùng lớp với các bạn Việt Nam.

 Chàng sinh viên người Lào kiên trì học tiếng Việt để theo đuổi con đường nghệ thuật ảnh 7

Từ năm thứ 2 có dịch bệnh COVID-19, mình được chuyển sang học trực tuyến (Online). Có những lúc mạng yếu (lag), khi thầy cô đang trình bày, giảng bài mình không hiểu và nắm bắt được thầy cô đang nói gì. Chính vì vậy mình không chỉ học với thầy cô, mình phải tự học thêm, tìm hiểu thêm trên mạng (Google, Youtube...) và học hỏi bạn bè, anh chị em Việt Nam để làm thế nào có thể có kết quả học tấp tốt hơn.

Học về nghệ thuật, mình không phải là chỉ có năng khiếu, mình còn phải có sự yêu thích và sự đam mê, phải chăm chỉ học tập, luyện tập nhiều. Ngoài ra ngành khác cũng không thể khác nhiều với nghệ thuật, nếu mình có sự yêu thích và đam mê trong ngành mình học sau mình ra trường và đi làm công tác mà bản thân mình đã học được mình sẽ tự tin và thành công.

Bên cạnh thời gian học tập, mình tích cực tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt đồng thể thao, phong trào hiến máu tình nguyện, văn hoá văn nghệ của nhà trường và tham gia cuộc thi “Độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020". Tất cả các họat động ấy giúp cho bản thân mình theo đuổi đam mê, khám phá và phát triển thêm những kỹ năng để góp phần hoàn thiện bản thân.

 Chàng sinh viên người Lào kiên trì học tiếng Việt để theo đuổi con đường nghệ thuật ảnh 8

Lễ bế giảng đào tạo tiếng Việt cho học viên Lào, Campuchia năm học 2017 - 2018.

Từ lúc sang Việt Nam học đến thời điểm hiện tại là 5 năm, mình sống xa nhà, xa quê và xa bố mẹ, gia đình đã hoàn toàn ủng hộ mình theo đuổi đam mê này. Mình cũng đã đi làm thêm tự lo cuộc sống của bản thân và giúp đỡ được phần nào cho bố mẹ và anh em trong gia đình. Và sau này ra trường mình sẽ trở về đất nước Lào, mình sẽ đem kiến thức đã học tập được trong 5 năm qua để phát triển cho công việc và cuộc sống tại quê nhà. Hi vọng câu chuyện của mình sẽ truyền cảm hứng giúp các bạn dám sống thật với yêu thích đam mê và theo đuổi nó.

Một số thành tích của Thin Nạ Kon Nhăng Kẹo :

  • Giấy khen học viên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập tiếng Việt năm học 2017- 2018
  • Giấy khen học viên đã có những đóng góp xuất sắc trong tham gia liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ IX năm 2019-Khu vực III
  • Giấy khen học viên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2020-2021
  • Giấy khen học viên đã có nhiều thành tích trong phong trào Hiến máu tình nguyện năm 2021.
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.