Chàng trai 9X và tình yêu dành cho con chữ

0:00 / 0:00
0:00
Chàng trai 9X và tình yêu dành cho con chữ
SVVN - Đọc sách, viết truyện và làm thơ là những cách để Lê Phan Hiếu Anh (sinh năm 1999, tốt nghiệp trường ĐH Văn hóa TP. HCM) thể hiện tình yêu của mình dành cho con chữ.

Bén duyên với thơ văn từ sớm

Gần đây, nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Hiếu Anh đã dùng “ngòi bút” để cổ vũ tinh thần tuyến đầu chống dịch bằng bài thơ mang tên “Nhật ký sống chậm”. Cậu chia sẻ: “Trong mùa dịch, sinh viên bị kẹt lại nhà trọ hay người có hoàn cảnh khó khăn khác đều rất đáng thương. Mình viết bài này vì muốn động viên họ cố gắng vượt qua thời gian này, đồng thời đặt niềm tin nơi tuyến đầu chống dịch rằng dịch bệnh sẽ nhanh chóng qua đi”.

Ngược về thời thơ ấu, Hiếu Anh sớm có cơ hội tiếp xúc với sách, chủ yếu là sách văn học, khoa học và truyện tranh thông qua lượng sách đồ sộ tại nhà. “Mình tiếp xúc với sách trước khi biết viết. Hồi đó, cứ mỗi tối rảnh rỗi hoặc cuối tuần, ba mẹ sẽ kể chuyện và dạy mình học. Ba mình thường kể chuyện về lịch sử; còn mẹ là giáo viên tiếng Anh nên từ năm bốn tuổi, mình đã được làm quen với sách ngoại ngữ”, Hiếu Anh nhớ lại.

Chàng trai 9X và tình yêu dành cho con chữ ảnh 1

Hiếu Anh có đam mê với thơ văn từ sớm.

Đam mê sáng tác trong cậu cứ thế “nảy nở” ngay từ những năm Tiểu học. Hiếu Anh bắt đầu vẽ truyện tranh, rồi viết truyện trinh thám vì “mê tít” bộ “Thám tử lừng danh Conan” nổi tiếng của tác giả Gosho Aoyama. Sau đó, cậu chuyển dần sang sáng tác thơ. Xuất phát điểm như bao đứa trẻ khác, Hiếu Anh viết về thầy cô, bạn bè, mái trường. Khi lớn hơn, thơ của cậu chia thành hai dòng chính là thơ tình và thơ về cuộc sống hàng ngày. Một quán cà phê, những cuộc hội thoại tình cờ nghe thấy trên phố, thậm chí là tình cảm đơn phương của bản thân… đều có thể trở thành chất liệu phong phú cho ngòi bút Hiếu Anh “thăng hoa”.

Chàng trai 9X và tình yêu dành cho con chữ ảnh 2

Hiếu Anh và bài thơ “Nhật ký sống chậm”.

Chàng trai 9X và tình yêu dành cho con chữ ảnh 3

Một bài thơ khác của Hiếu Anh.

Những dòng thơ có chiều sâu của Hiếu Anh là kết quả của việc đọc nhiều, hiểu sâu về những gì đã đọc. Cậu khẳng định, những cảm nhận đó khiến suy nghĩ của mình “già dặn” thêm, cũng như hình thành thói quen quan sát xung quanh một cách sâu sắc. Không chỉ vậy, bề rộng kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống và những va vấp thực tế đã tạo nên nguồn chất liệu dồi dào cho các sáng tác của Hiếu Anh.

Hướng ngòi bút về cộng đồng

Hiếu Anh bắt đầu cộng tác với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai từ năm 2016, sau lần “đánh liều” gửi bài cho Ban biên tập và được duyệt đăng. Sau quá trình cọ xát và dần tiến bộ, cuối năm 2018, cậu đạt giải Khuyến khích cuộc thi sáng tác Văn học nghệ thuật chủ đề “Nông nghiệp - Nông dân và Nông thôn Đồng Nai”. Đầu năm 2019, Hiếu Anh chính thức được kết nạp làm Hội viên của Hội Văn học Nghệ thuật tại tỉnh nhà. Nhờ vậy, chàng trai trẻ được tham gia nhiều hoạt động như các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học, chương trình nghệ thuật… để học hỏi. Thấy mình tiến bộ từ nền tảng của Hội, cậu tự tin cộng tác với các báo, tạp chí ngoài tỉnh như Áo trắng, Tiền Phong, Văn nghệ TP. HCM,… Sau này, cậu còn góp mặt trong các Tuyển tập Văn học nghệ thuật: Mùa quả chín, Dấu ấn Đồng Nai, Khi đàn chim vỗ cánh.

Chàng trai 9X và tình yêu dành cho con chữ ảnh 4

Hiếu Anh trong buổi họp mặt văn nghệ sỹ tỉnh Đồng Nai năm 2021.

Nói về thời sinh viên của Hiếu Anh, chương trình văn nghệ kết hợp thiện nguyện “Nắng về trên Bon” là một trong những kỷ niệm đáng nhớ. Chương trình đã đánh dấu sự trưởng thành trong viết lách của Hiếu Anh khi cậu nhận ra mình cần hướng ngòi bút về cộng đồng nhiều hơn là mải “quanh quẩn” với cái tôi cá nhân.

Hiện tại, Hiếu Anh dần xem viết lách như nền tảng để phát triển. Cậu giảm thời gian sáng tác để chuyên tâm đọc tài liệu, tập viết luận phục vụ cho việc học lên cao học sau này. Về lâu dài, Hiếu Anh tin rằng mình sẽ trở lại với sáng tác khi hoàn thành các dự định trong học tập, vì sáng tác với cậu vẫn là niềm đam mê mãnh liệt.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

SVVN - Tiếp nối thành công năm thứ nhất, Coca-Cola Việt Nam phối hợp cùng báo Tiền Phong tiếp tục triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" năm thứ hai tại các trường đại học tại TP.HCM. Chương trình mong muốn đem đến nguồn cảm hứng cho người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ hình thành thói quen thu gom chai, lon đã qua sử dụng và gửi đi tái chế, vì một thế giới không rác thải.
Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.