Chàng trai mượn biểu tượng emoji để kể câu chuyện văn hóa Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Chàng trai mượn biểu tượng emoji để kể câu chuyện văn hóa Việt Nam
SVVN - Với mong muốn lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc, Nguyễn Minh Ngọc (sinh năm 1993, sống tại Hà Nội) đã quyết định thực hiện dự án “Nhỏ to Việt Nam”. Đến nay, anh đã cho ra mắt phần đầu tiên của dự án là bộ emoji (biểu tượng cảm xúc) “54 dân tộc anh em”.

Minh Ngọc có cơ hội tiếp xúc với các giá trị văn hóa từ nhiều nước trên thế giới trong thời gian học tập tại nước ngoài. Chính vì thế, anh mong muốn có thể làm được một dự án liên quan đến Việt Nam - nơi mình sinh ra và lớn lên. Sau nhiều công đoạn nghiên cứu và tổng hợp thông tin, Ngọc quyết định chọn emoji làm định hướng cho dự án của mình.

Anh bắt tay thực hiện dự án “Nhỏ to Việt Nam” vào tháng 4/2020. Đến tháng 8/2020, dự án hoàn thiện và được ra mắt công chúng. Dự án này đang được Minh Ngọc tiếp tục mở rộng về nội dung, cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị. Hiện tại, bộ emoji “54 dân tộc anh em” nói về các trang phục truyền thống dân tộc có 108 emoji (54 hình nam, 54 hình nữ).

Chàng trai mượn biểu tượng emoji để kể câu chuyện văn hóa Việt Nam ảnh 1
Hiện tại, bộ emoji nói về các trang phục truyền thống dân tộc có 108 emoji (54 hình nam, 54 hình nữ).

Minh Ngọc chia sẻ: “Thông qua dự án này, mình muốn khuyến khích mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ hãy tự đào sâu, nghiên cứu kho tàng văn hóa của nước nhà để khám phá thêm nhiều điều thú vị”.

Để thực hiện dự án này, anh đã sử dụng phần mềm thiết kế Adobe Illustrator và phân tích, tổng hợp tài liệu bằng Excel. Ngọc cho biết, emoji là hình thức giao tiếp phổ biến của các bạn trẻ trong thời đại mới. Họ sử dụng emoji như một ngôn ngữ tượng hình để kể chuyện, thể hiện cảm xúc với nhiều mục đích giao tiếp khác nhau.

Chàng trai mượn biểu tượng emoji để kể câu chuyện văn hóa Việt Nam ảnh 2
Minh Ngọc sẽ cập nhật thêm phần nội dung về các địa điểm, món ăn và ngành nghề cho bộ emoji.

Chia sẻ về ý nghĩa của tên “Nhỏ to Việt Nam”, Ngọc thổ lộ: “Emoji là những hình họa nhỏ xíu trên màn hình máy tính, điện thoại nhưng lại là phương tiện để truyền đạt câu chuyện lớn hơn - câu chuyện về văn hóa Việt Nam”. Ngoài ra, “nhỏ to” còn là cụm từ chỉ việc thì thầm, “buôn chuyện” giống như chúng ta đang kể chuyện cho bạn bè, hàng xóm. Ngọc muốn những câu chuyện về Việt Nam sẽ được lan tỏa xa hơn bằng cách truyền miệng.

Chàng trai mượn biểu tượng emoji để kể câu chuyện văn hóa Việt Nam ảnh 3
Emoji về trang phục của dân tộc Lô Lô và Pà Thẻn.

Theo Ngọc, điểm đặc biệt của dự án này là sự kết hợp giữa văn hóa hiện đại (emoji) và những kiến thức truyền thống (trang phục dân tộc) để tạo nên một tổ hợp sinh động. Khi dự án này nhận được sự ủng hộ của nhiều người, Ngọc cảm thấy rất vui vì đã giúp các bạn học hỏi thêm kiến thức mới. Thông qua dự án này, anh cũng có cơ hội kết nối với nhiều người cùng niềm đam mê khám phá văn hóa dân tộc.

Chàng trai mượn biểu tượng emoji để kể câu chuyện văn hóa Việt Nam ảnh 4
Emoji về trang phục của dân tộc Ê Đê và BRâu.

Để cập nhật thông tin chính xác nhất, Minh Ngọc đã tìm kiếm tài liệu trên cổng thông tin chính thống và các nguồn tin tin cậy như VOV, VTV...

Với Ngọc, trang phục của dân tộc Lô Lô đã để lại cho anh nhiều dấu ấn bởi các hoa văn hình tam giác lớn, sặc sỡ, vô cùng đặc biệt. Các trang phục truyền thống của 54 dân tộc ở Việt Nam mang theo những dấu ấn về văn hóa - lịch sử đặc trưng của từng dân tộc. Chẳng hạn như dân tộc Pà Thẻn thờ con chim lửa nên trang phục của họ rực rỡ sắc đỏ hay trang phục của nhiều vùng núi phía Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của dân tộc Thái. Trong quá trình thực hiện bộ emoji này, Ngọc cho biết, trang phục của dân tộc Bố Y và Dao Đỏ là nhiều chi tiết và cầu kỳ nhất.

Chàng trai mượn biểu tượng emoji để kể câu chuyện văn hóa Việt Nam ảnh 5
Emoji về trang phục của dân tộc Bố Y và dân tộc Thái.

Trong tương lai, Minh Ngọc sẽ cập nhật thêm phần nội dung về các địa điểm, món ăn và ngành nghề cho bộ emoji. Bên cạnh đó, anh cũng dự định sẽ xuất bản thêm sách về dự án này. Anh nhấn mạnh: “Theo mình, cách tốt nhất để bảo tồn văn hóa Việt Nam là ngày càng có thêm nhiều người quan tâm đến lịch sử và các giá trị văn hóa truyền thống. Khi đó, cũng sẽ có nhiều người nghĩ ra cách ứng dụng các giá trị văn hóa này vào nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống”.

MỚI - NÓNG
Bạn trẻ hào hứng check-in quán cà phê với 'nhân viên' là những chú chuột Capybara
Bạn trẻ hào hứng check-in quán cà phê với 'nhân viên' là những chú chuột Capybara
SVVN - Mới đây, một quán cà phê kết hợp kinh doanh đồ uống và thú nuôi tại Hà Nội “hot” rần rần bởi sự độc lạ khác hẳn với các loại hình kinh doanh cà phê khác như cà phê mèo, hay cà phê bò sát. Ở đây, chủ quán thuê “nhân viên” là chuột lang nước (Capybara) được mệnh danh là “chiến thần ngoại giao” trong thế giới động vật.

Có thể bạn quan tâm

Giá hộp mù bị 'thổi phồng' gấp đôi, gấp ba, người trẻ vẫn không ngại xuống tiền

Giá hộp mù bị 'thổi phồng' gấp đôi, gấp ba, người trẻ vẫn không ngại xuống tiền

SVVN - Không còn xa lạ với giới trẻ, “hộp mù” – hay còn gọi là "Blind Box" đang trở thành trào lưu phổ biến trong cộng đồng sưu tầm đồ chơi những năm gần đây. Tuy nhiên, sự phổ biến của loại hình sưu tập này đi kèm với tình trạng giá cả tăng cao, nhiều sản phẩm bị "thổi" giá lên gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba so với mức giá niêm yết.
'Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập' đến Trường Đại học Thương mại

'Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập' đến Trường Đại học Thương mại

SVVN - Nhằm giúp tân sinh viên nhận thức được những thách thức và cơ hội trong môi trường học đại học, từ đó chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối mặt với sự thay đổi lớn trong cuộc sống học đường và cuộc sống cá nhân khi bước vào môi trường đại học, Trường Đại học Thương mại phối hợp với Báo Tiền Phong tổ chức chương trình toạ đàm “Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập”. Hệ thống đào tạo Arena Multimedia là đơn vị đồng hành.
Chàng trai ‘nghe’ cuộc sống qua ống kính và sắc màu

Chàng trai ‘nghe’ cuộc sống qua ống kính và sắc màu

SVVN - Dù khiếm thính bẩm sinh, Hoàng Trung Thiên (28 tuổi, sống tại TP. HCM) đã không để khiếm khuyết dập tắt ước mơ. Bằng nghị lực của mình, Thiên không chỉ vượt qua nghịch cảnh để theo đuổi đam mê nhiếp ảnh mà còn dạy vẽ miễn phí cho trẻ em cùng hoàn cảnh, lan tỏa niềm tin và sự hy vọng.
Khi người trẻ kể chuyện xưa bằng vũ đạo

Khi người trẻ kể chuyện xưa bằng vũ đạo

SVVN - RED – ISB Dance Club (thành lập năm 2018) là một câu lạc bộ nhảy thuộc Viện Đào tạo quốc tế (Đại học Kinh tế TP. HCM). Mới đây, nhóm nhảy RED đã tái hiện lại tiểu thuyết "Tết ở làng Địa Ngục" bằng dự án "Xích Linh" thông qua việc trình diễn vũ đạo.
Hành trình đầy cảm hứng của thủ khoa trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật T.Ư

Hành trình đầy cảm hứng của thủ khoa trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật T.Ư

SVVN - Nguyễn Phạm Thùy Linh (ngành Quản lý Văn hóa) vừa xuất sắc nhận danh hiệu Thủ khoa tốt nghiệp của trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật T.Ư. Với điểm GPA 3,77/4,0 theo hệ tín chỉ và 8,87/10 theo hệ niên chế, Thùy Linh đã khẳng định được vị thế của mình trong học tập, đồng thời, cô cũng rất tích cực trong các hoạt động ngoại khóa và dự án khởi nghiệp.