Chàng trai viết ứng dụng thiện nguyện vì cộng đồng giữa mùa dịch

Chàng trai viết ứng dụng thiện nguyện vì cộng đồng giữa mùa dịch
SVVN - Ứng dụng do anh Lê Hoàng Nhi và nhóm cộng sự sáng lập trở thành nơi kết nối tổ chức từ thiện với người đóng góp và hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch.

Giải pháp công nghệ thiện nguyện

Tận dụng công nghệ làm cầu nối, anh Lê Hoàng Nhi (sống tại TP. HCM) và nhóm cộng sự đã sáng lập ra nền tảng Wishare, một ứng dụng dành riêng cho các hoạt động xã hội, phục vụ tốt cho cộng đồng trong việc gây quỹ, tìm kiếm tình nguyện viên…

Tại Wishare, người có nhu cầu đăng thông tin lên ứng dụng để “kêu gọi” người ủng hộ quyên góp. Điểm mới là ứng dụng tạo sẵn công cụ giúp các đơn vị từ thiện tổ chức kêu gọi, quản lý cũng như công bố minh bạch hóa khoản thu - chi với những nhà hảo tâm, một cách dễ dàng, hoàn toàn miễn phí.

Chàng trai viết ứng dụng thiện nguyện vì cộng đồng giữa mùa dịch ảnh 1

Lê Hoàng Nhi (giữa) trong một buổi giới thiệu nền tảng công nghệ.

Anh Lê Hoàng Nhi cho biết: “Thời điểm dịch bùng phát, tôi nhận thấy có rất nhiều tổ chức từ thiện, nhà hảo tâm cần công cụ hỗ trợ để kêu gọi và quản lý nguồn đóng góp. Từ đó, tôi muốn chia sẻ nền tảng của mình để nhiều người biết tới hơn, giúp cho quá trình hoạt động thiện nguyện thuận tiện, dễ dàng chia sẻ với người cần sự giúp đỡ”.

Anh Nhi và nhóm cộng sự tin rằng, giải pháp công nghệ của họ sẽ giúp tạo không gian kết nối, giúp các tổ chức thiện nguyện dễ dàng gây quỹ, kết nối các nhà hảo tâm và người cần hỗ trợ. Đồng thời, các tổ chức, đơn vị gây quỹ chủ động cập nhật danh sách nhà hảo tâm các số liệu đóng góp rõ ràng, minh bạch.

Chàng trai viết ứng dụng thiện nguyện vì cộng đồng giữa mùa dịch ảnh 2

Nền tảng có chức năng hỗ trợ tuyển tình nguyện viên và hoàn toàn miễn phí.

Đây là giải pháp quản lý, góp phần minh bạch hóa giữa người đóng góp và cả người thụ hưởng. “Theo tôi, sự minh bạch và hiệu quả qua các số liệu thống kế sẽ giúp tăng độ tín nhiệm cho chương trình, đơn vị gây quỹ đối với nhà hảo tâm. Từ đây, mọi người sẽ đồng hành và gắn bó hỗ trợ lâu dài với các chương trình có độ tín nhiệm cao”, anh Nhi cho biết.

Không gian kết nối thiết thực giữa mùa dịch

Niềm yêu thích nghiên cứu công nghệ đã theo Lê Hoàng Nhi trong suốt hai năm học Thạc sĩ luật ở trường Paris 11. Nhận bằng thạc sĩ, Nhi nộp hồ sơ học tiếp thạc sĩ chuyên ngành tài chính. Ra trường, làm việc tại Pháp một thời gian, anh trở về Việt Nam vì muốn đóng góp, chia sẻ kiến thức.

Chàng trai viết ứng dụng thiện nguyện vì cộng đồng giữa mùa dịch ảnh 3

Các khoản hỗ trợ, đóng góp được quản lý và công khai giúp bảo đảm tính minh bạch.

Là người trẻ lại được thụ hưởng nhiều kiến thức, kinh nghiệm làm việc trong môi trường sôi động ở Pháp, khi trở về TP. HCM, Nhi quyết tâm xây dựng mạng xã hội dành riêng cho hoạt động xã hội. Và Wishare ra đời. Hiện tại, nhiều cá nhân, tổ chức hoạt động thiện nguyện bắt đầu sử dụng Wishare để chia sẻ ước muốn, gắn kết nhu cầu và khả năng trợ giúp cộng đồng, từ tặng xe đạp, trao học bổng, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn…

Trong thời điểm, cả thành phố thực hiện giãn cách, oằn mình chống dịch. Để san sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, từ ngày 10/7 đến 24/7, cư dân tại Tropic Garden Quận 2) - nơi anh Nhi đang sống - tổ chức trên Wishare chương trình quyên góp "Tropic Garden - Vòng tay yêu thương" với mục tiêu gây quỹ 200 phần quà ủng hộ bà con có hoàn cảnh khó khăn ở phường Thảo Điền. Chỉ sau vài ngày kêu gọi, chương trình đã nhận được số tiền ủng hộ trên 76 triệu đồng, cùng lượng vật phẩm đóng góp tượng đường gần 18 triệu đồng (gồm gạo, tiêu, mì, cá hộp).

Anh Hoàng Nhi cho biết: “Các hoạt động diễn ra một cách minh bạch, cụ thể. Người gây quỹ nêu rõ mục tiêu, đơn vị tiếp nhận và hình thức hoạt động của họ. Các khoản ủng hộ cũng được cập nhật rõ ràng, công khai".

Chàng trai viết ứng dụng thiện nguyện vì cộng đồng giữa mùa dịch ảnh 4

Một hoạt động quyên góp hỗ trợ cho người khó khăn được tổ chức qua Wishare.

Bên cạnh hỗ trợ gây quỹ cộng đồng, mục tuyển dụng của Wishare còn giúp các đơn vị tuyển dụng nhân sự, cộng tác viên, tình nguyện viên cho các dự án của mình. UBND phường Thảo Điền đã sử dụng nền tảng để tuyển tình nguyện viên tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.

“Wishare là một nền tảng thúc đẩy chia sẻ kết nối các điều tốt để giúp đỡ mọi người, hướng đến tạo ra tác động, đổi mới, công cụ hỗ trợ cho những tổ chức thiện nguyện, nhà hảo tâm và người cần sự giúp đỡ… Không gian kết nối mà tôi xây dựng không chỉ đáp ứng những nhu cầu về gây quỹ cho các cá nhân, tổ chức… mà nó có thể hỗ trợ cộng đồng tuyển tình nguyện viên, chia sẻ thông tin, tương tác, kết nối…với nhau. Trong tương lai, Wishare sẽ được vận hành như một doanh nghiệp có tác động xã hội”, anh Nhi hào hứng nói.

Giữa mùa dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng không thể đánh bại ý chí, nghị lực và cái tâm trong sáng, dốc lòng dốc sức vì cộng đồng của các nhà khởi nghiệp.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.