Chính phủ chỉ đạo gỡ vướng dự án BT chuyển tiếp

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa có chỉ đạo liên quan việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội xử lý vướng mắc đối với dự án BT chuyển tiếp.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội xử lý vướng mắc đối với dự án BT (dự án xây dựng chuyển giao hay còn được gọi là đổi đất lấy cơ sở hạ tầng-PV) chuyển tiếp.

Tại thông báo, Phó Thủ tướng đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dành thời gian nghiên cứu, đề xuất giải quyết tháo gỡ, xử lý vướng mắc đối với dự án BT chuyển tiếp.

Tuy nhiên, tại văn bản số 4443 ngày 26/6/2024 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trình Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngay trong tháng 10/2024. Do đó, việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết xử lý vướng mắc đối với dự án BT chuyển tiếp cùng thời điểm với việc sửa đổi luật là khó thuyết phục.

Chính phủ chỉ đạo gỡ vướng dự án BT chuyển tiếp ảnh 1

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa có chỉ đạo liên quan việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội xử lý vướng mắc đối với dự án BT chuyển tiếp.

Bên cạnh đó, hình thức hợp đồng BT đã được triển khai trong nhiều năm, góp phần phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc triển khai còn nhiều vướng mắc, trong đó có nguyên nhân do quy định của pháp luật chưa đầy đủ hoặc còn cách hiểu chưa thống nhất. Nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất cơ chế thực hiện rõ ràng, minh bạch thì hình thức hợp đồng BT sẽ phát huy được hiệu quả.

Tại Nghị quyết số 98 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM và tại Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua vào ngày 28/6/2024, Quốc hội đã cho phép triển khai loại hợp đồng BT.

Để bảo đảm xử lý tổng thể, giải quyết các tồn tại, vướng mắc và khơi thông nguồn lực đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) (trong đó có các dự án BT), Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, khẩn trương triển khai các thủ tục theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tiến độ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vào tháng 10/2024.

Đồng thời, để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị hồ sơ sửa đổi Luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập gồm các bộ, ngành có liên quan (Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Công Thương;...) và các chuyên gia am hiểu lĩnh vực; đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo (nếu cần thiết), hoàn thành trước ngày 10/7/2024.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Màn trở lại ngoạn mục của ông Trump mở ra kỷ nguyên biến động mới

Màn trở lại ngoạn mục của ông Trump mở ra kỷ nguyên biến động mới

TPO - Ông Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 (theo giờ Mỹ), mở ra nhiệm kỳ 4 năm chắc chắn sẽ có rất nhiều biến động, với những lời hứa kéo căng giới hạn về quyền hành pháp, trục xuất hàng triệu người nhập cư, trả thù các đối thủ chính trị và thay đổi vai trò của Mỹ trên vũ đài thế giới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi bắt đầu cuộc gặp song phương của họ tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 ở Osaka, Nhật Bản, ngày 29/6/2019. Ảnh: Reuters.

Chính quyền Trump sẽ có chính sách ‘diều hâu’ hay thỏa hiệp với Trung Quốc?

TPO - Các chính sách đối ngoại tiềm năng của chính quyền Donald Trump 2.0 được định hình bởi những nhân vật như Ngoại trưởng Marco Rubio, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, Giám đốc CIA John Ratcliffe và Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Waltz. Chúng có thể sẽ phản ánh sự nhấn mạnh mạnh mẽ vào chủ nghĩa dân tộc, sức mạnh quân sự và cách tiếp cận giao dịch đối với quan hệ quốc tế.