Cho đi để nhận lại

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Nhiều năm qua, cùng với nhóm Công tác xã hội do mình thành lập, sư thầy Thích Phước Tuệ (tên khai sinh là Hà Văn Kỉ) đã len lỏi khắp nhiều nơi để tìm kiếm, giúp đỡ nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Ít ai biết rằng, dù chỉ mới tuổi đôi mươi nhưng “gia tài” sư thầy nhận được sau hành trình ấy đã rất đồ sộ.

Vượt qua bệnh tật mới thấu hiểu cảnh người

Lớn lên tại vùng đất nông nghiệp Hương An (TP. Huế), sư Thích Phước Tuệ đã có quãng thời gian ấu thơ như bao bạn bè đồng trang lứa. Thế nhưng không may, hai căn bệnh viêm màng não mũ và viêm não Nhật Bản đã thay đổi suy nghĩ về cuộc đời của nhà sư trẻ này. “Con người khi đối diện với bệnh tật chỉ muốn mình được sống vui khoẻ thôi. Ngoài xã hội có nhiều người khốn khổ vì ốm đau lắm, chỉ muốn làm cái gì đó giúp đỡ mọi người.”, sư thầy tâm sự. Trăn trở này bám theo nhà sư từ khi còn là chàng thiếu niên Hà Văn Kỉ cho đến lúc đã giác ngộ nơi cảnh chùa.

Cho đi để nhận lại ảnh 1
Sư thầy Thích Phước Tuệ trong một lần đi thiện nguyện.

Hiện nay, ước mơ được giúp đỡ mọi người càng dễ thực hiện hơn khi nhà sư trẻ đang là sinh viên Y khoa năm thứ 6 của trường Đại học Y dược Huế. Nhà sư tâm sự, ở trong hoàn cảnh ngặt nghèo do bệnh tật mới thấu hiểu những khó khăn của bệnh nhân. Nghề Y đã đưa sư thầy đến gần hơn, tiếp xúc và thấu hiểu nhiều hơn với người bệnh. Vì thế, bước qua năm 6 là sinh viên y khoa cũng là ngần ấy thời gian sư thầy Thích Phước Tuệ gắn bó với công việc thiện nguyện của mình.

Với nhà sư trẻ, làm thiện nguyện cần nhất là sự lan toả. Trong nhiều năm qua, sư cùng với các bạn của mình đã đi đến rất nhiều nơi để động viên, giúp đỡ mọi người. Gặp nhiều bệnh nhân, biết được nhiều câu chuyện đằng sau từng bóng lưng lam lũ, đằng sau những giọt nước mắt tủi hờn của bệnh nhân và người nhà là thế, nhưng có những cuộc gặp gỡ mà nhà sư trẻ và nhóm bạn của mình nhớ mãi không quên. Sư kể, “Có lần mình đi từ thiện ngày 11-6, gặp một trường hợp mà hỏi ra mới biết em nhỏ bị ung thư xương. Ánh mắt đau đớn và tiếng khóc của em làm mình và mấy người đi cùng day dứt mãi tận sau này.” Những điều này là động lực để sư thầy Thích Phước Tuệ tiếp tục hành trình đẹp của mình.

Cho đi để nhận lại ảnh 2

Khác với bạn bè đồng trang lứa, nhà sư trẻ dành phần lớn thời gian cho hoạt động từ thiện.

Nhiều năm gắn bó với thiện nguyện, nhà sư đã lan toả ý nghĩa của công việc này đến với nhiều người. Càng ngày càng có nhiều tấm lòng hảo tâm kết nối, đồng hành cùng sư với mong muốn được chia sẻ yêu thương đến với các mảnh đời cơ cực.

Những chuyến xe chở nặng nghĩa tình

Năm 2018, nhà sư trẻ Thích Phước Tuệ cùng với nhóm bạn của mình lập ra nhóm Công tác xã hội Đuốc Tâm với mong muốn việc thiện nguyện dần chuyên nghiệp hơn, từ đó đến được với nhiều bà con nghèo hơn ở những nơi xa xôi của Tổ quốc. “Vì phần lớn thời gian mình ở bệnh viện mà, cơ duyên gặp được nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhiều người họ ở vùng sâu vùng xa bị ung thư về Huế chữa trị. Khó khăn lắm, khó khăn từ miếng ăn đến chất lượng cuộc sống”, sư tâm sự.

Ban đầu, từ những chàng trai, cô gái là sinh viên các trường Đại học, dần dần thành viên trong nhóm bắt đầu tăng lên. Họ là cán bộ, nhân viên, công nhân và cả những người dân địa phương. Suốt nhiều năm qua, không ai bảo ai, hành trình “gom yêu thương, trao tình nghĩa” của nhóm tiếp tục thực hiện ở nhiều địa phương khó khăn như: Nam Trà Mi, Tây Giang, Đông Giang (tỉnh Quảng Nam), Quảng Điền (Huế), Hướng Hoá (Quảng Trị),…

Cho đi để nhận lại ảnh 3
Sư thầy Thích Phước Tuệ (áo nâu) cùng các em nhỏ xã Axan, Tây Giang, Quảng Nam.

Có nhiều thời điểm khó khăn, sư thầy cùng các thành viên trong nhóm chia nhau đi bán kẹo, bán đồ ăn, phát tờ rơi… để có đủ kinh phí mua các nhu yếu phẩm tặng bà con. Dù đang đi học nhưng mỗi chuyến đi, nhà sư trẻ Thích Phước Tuệ đều cố gắng sắp xếp đi theo đoàn. Với sư, nụ cười hồn nhiên của các em nhỏ đồng bào mặt còn dính bùn đất hay từng cái ôm, tiếng hò reo của người dân địa phương khi đoàn ghé thăm là “gia tài đồ sộ” mà không phải ai cũng may mắn có được. “Năm 2020, mình cùng các anh chị trong nhóm ra với bà con Quảng Bình khi ngoài đó đang ngập lụt. Dù cái mình cho đi không đáng nhưng nghe họ nói qua cơn đói rồi làm mình xúc động lắm”.

Không chỉ chia sẻ với những thiếu thốn của người dân địa phương, nhóm thiện nguyện của thầy Thích Phước Tuệ còn thường xuyên tổ chức các trò chơi cộng đồng, giao lưu văn nghệ cùng mọi người, để lại nhiều ấn tượng đẹp. “Bà con ở đây phần lớn là đồng bào Cơ Tu, cuộc sống còn rất khó khăn. Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn tiếp tục đón nhận sự quan tâm, chia sẻ của sư thầy cũng như nhiều cá nhân, tổ chức từ thiện với bà con thôn bản. Những món quà của sư thầy là động lực động viên người dân địa phương chúng tôi lạc quan hơn trong cuộc sống”, ông Zơrâm Cheo – trưởng thôn Ki’nonh (xã Axan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) chia sẻ.

Cho đi để nhận lại ảnh 4
Với sư, món quà đáng giá nhất được nhận lại là niềm vui của bà con.

Suốt 5 năm qua, những chuyến xe chở đầy nghĩa tình của sư thầy Thích Phước Tuệ cùng những người cộng sự của mình vẫn chạy đều đặn, mang yêu thương đến với những cuộc đời không may mắn. Ở độ tuổi đẹp nhất của mình, nhà sư trẻ đã và đang lan toả nét đẹp trong tôn giáo của mình. Đó là sống tốt đời, đẹp đạo. Với sư thầy, cho đi là để nhận lại. Đó là nụ cười, là cái ôm từ những con người khắc khổ.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.