Chủ động trải nghiệm khi còn trên giảng đường

0:00 / 0:00
0:00
Chủ động trải nghiệm khi còn trên giảng đường
SVVN - Chủ động tìm kiếm công việc làm thêm để ứng dụng kiến thức được học ở trường vào thực tế và ngược lại, tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho ngành học và định hướng tương lai tốt hơn là những gì mà nhiều bạn sinh viên đang hướng đến hiện nay.

“Thấy mình ‘lớn’ hơn”

Là sinh viên chuyên ngành Báo chí - Truyền thông, Hoàng Thu Thảo (năm thứ hai, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) chủ động xin cộng tác ở Bản tin ĐHQG TP. HCM và một tờ báo mạng khác để va chạm thực tế. Thảo tâm sự rằng, cô quyết định cộng tác để trải nghiệm; quan trọng là giảm bớt sự tự ti, chênh vênh trong giai đoạn mới bắt đầu.

Tuy vậy, cô không tránh khỏi tâm trạng lo lắng khi chưa có nhiều kiến thức chuyên ngành cũng như còn bỡ ngỡ trong việc tiếp cận đề tài, nhân vật. Vượt qua hết trở ngại ban đầu, Thu Thảo ngày càng mạnh dạn, chủ động rút kinh nghiệm qua mỗi lần viết bài để tiến bộ hơn. Đặc biệt, việc kiếm được thù lao bằng những gì học được từ giảng đường cũng là niềm vui lớn đối với Thảo.

Chủ động trải nghiệm khi còn trên giảng đường ảnh 1

Hoàng Thu Thảo trở nên độc lập, tự tin nhờ đi làm thêm. (Ảnh: NVCC)

Sau một thời gian làm cộng tác viên báo chí, Thảo khẳng định mình “lớn” hơn trong cách nhìn nhận vấn đề. Mỗi bài báo của Thảo như sản phẩm tích lũy để phục vụ cho điểm tích lũy thực tập và hồ sơ tuyển dụng trong tương lai. Thảo cũng chia sẻ về kỷ niệm vui khi tác nghiệp: “Nhân vật lần đó của mình trải qua nhiều biến cố và anh ấy đã mở lòng, tâm sự với mình hơn ba tiếng đồng hồ. Mình cảm thấy rất vui vì có thể lắng nghe, động viên để anh có niềm tin vực dậy sau thất bại”.

Vốn “mê” tiếng Anh, Nguyễn Thụy An Nhiên (chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. HCM) bắt đầu đi dạy IELTS từ năm thứ ba. Trong quá trình đi làm thêm, cô luôn trăn trở liệu trình độ của bản thân có đáp ứng được nhu cầu của học viên hay không. Nhiên vừa thực tập, vừa dạy thêm ở trung tâm tiếng Anh nhưng việc đi dạy không ảnh hưởng nhiều đến việc học của cô. Đôi khi, Nhiên chỉ dạy một, hai ca/ngày hoặc cũng có khi không có ca nào. Nhiên dành trung bình từ 2 - 4 tiếng buổi tối cho công việc này. Nhờ đi dạy thêm, cô được cải thiện kỹ năng giao tiếp, thoải mái hơn khi bắt chuyện với người lạ cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm. Ngoài ra, thu nhập của việc đi dạy cao hơn so với mặt bằng chung các công việc khác, đủ giúp cô sinh viên năm thứ tư trang trải một phần cuộc sống.

Chủ động trải nghiệm khi còn trên giảng đường ảnh 2

An Nhiên - “Cô giáo” dạy IELTS sinh năm 2000.

Làm thêm từ năng khiếu bản thân

Lại Tiến Hưng (năm thứ tư, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, trường ĐH Ngoại thương, Cơ sở II) hiện là thực tập sinh truyền thông thương hiệu tại một công ty công nghệ. Hưng bảo, nơi này môi trường làm việc tốt, có nhiều hoạt động kết nối và phát triển dành cho nhân viên. Marketing là hướng đi được Hưng lựa chọn ngay từ đầu vì sức ảnh hưởng lớn của ngành này đến cuộc sống hiện đại. Gần đây, Hưng cùng đồng đội còn đoạt giải Quán quân cuộc thi Marketing Arena 2021.

Chủ động trải nghiệm khi còn trên giảng đường ảnh 3

Tiến Hưng quyết tâm theo đuổi những gì mình thích.

Việc đi làm thêm từ sớm đã giúp Hưng tự tin hơn trong giao tiếp cũng như quản lý thời gian hiệu quả. Bên cạnh đó, Hưng nhận không ít lời phàn nàn từ gia đình vì những ngày đi làm về trễ hoặc ba mẹ lo việc đi làm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của cậu. Dẫu vậy, chàng trai 21 tuổi quyết tâm theo đuổi những gì mình thích và cảm thấy cần thiết cho tương lai. Đến nay, cậu đã đạt được một số thành tích nên ba mẹ yên tâm phần nào. “Mình ưu tiên việc đi làm và đi thi để tích lũy kinh nghiệm, nên đối với việc học tập, mình sẽ tự đặt mục tiêu vừa phải rồi phân chia thời gian và sức lực hợp lý”, Hưng nói thêm.

Khác với các bạn cùng trang lứa, Hồ Lê Minh Huy (vừa tốt nghiệp trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP. HCM) chọn cho mình công việc làm thêm mang thiên hướng nghệ thuật là biên đạo múa. Huy cho biết, bản thân khá may mắn vì luôn có sự ủng hộ từ gia đình khi bắt đầu công việc này. Ba mẹ luôn mong chờ những sản phẩm con trai làm ra và gửi cho nhiều người cùng xem. Sau gần bốn năm theo nghề, cậu đã biên đạo nhiều bài nhảy đoạt giải cao ở các trường như: Giải Nhì tại trường THPT Trưng Vương năm 2021, giải Nhất tại trường THPT Gia Định năm 2020…

Chủ động trải nghiệm khi còn trên giảng đường ảnh 4
Minh Huy cùng các bài biên đạo đã đoạt giải cao tại các trường THPT.

Ngoài biên đạo múa cho các lớp theo “mùa”, Minh Huy còn nhận dạy thêm ở trung tâm vào chiều tối. Anh chàng luôn thấy mình có đủ thời gian để vừa thỏa mãn đam mê, vừa đáp ứng việc học tại trường. Việc dạy và biên đạo múa đã giúp cậu loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực cũng như tính nóng nảy của bản thân, song song đó còn rèn luyện tính kiên nhẫn khi gặp các bạn chưa có năng khiếu với bộ môn này.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.
Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

SVVN - Năm học mới đang cận kề, việc tìm kiếm một chỗ ở an toàn và phù hợp kinh tế trở thành nỗi lo lớn và áp lực đối với nhiều tân sinh viên. Nhằm giúp giảm bớt nỗi lo, các trường đại học tại TP. HCM đã và đang đẩy mạnh chương trình hỗ trợ tìm phòng trọ, giúp tân sinh viên sớm ổn định để yên tâm học tập.
Thủ khoa Nông nghiệp với hành trình chinh phục học bổng toàn phần tại châu Âu

Thủ khoa Nông nghiệp với hành trình chinh phục học bổng toàn phần tại châu Âu

SVVN - Lê Thị Thùy Linh (24 tuổi) là cựu sinh viên ngành Công nghệ Sinh học (Chất lượng cao), từng tốt nghiệp thủ khoa Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đầu năm 2023, Thùy Linh nhận được học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ do Liên minh châu Âu tài trợ, trị giá hơn 1,2 tỷ đồng cho hai năm học tại Pháp và Tây Ban Nha.