Chủ tịch Quốc hội dự khai giảng tại ngôi trường vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang cùng các đại biểu về dự lễ khai giảng năm học mới 2023 - 2024 tại trường Hữu nghị T78, Phúc Thọ, Hà Nội.

Trường Hữu nghị T78 tiền thân là Khu học xá miền núi Trung ương được Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập vào ngày 1/1/1958 từ tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giúp Cách mạng Lào đào tạo nguồn cán bộ phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Chủ tịch Quốc hội dự khai giảng tại ngôi trường vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào ảnh 1

Khu học xá miền núi Trung ương – T78 trở thành ngôi trường đầu tiên dành cho lưu học sinh Lào học tiếng Việt và văn hóa các cấp và là tiền thân của hệ thống các trường Lào tại Việt Nam sau này.

Chủ tịch Quốc hội dự khai giảng tại ngôi trường vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào ảnh 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại lễ khai giảng Trường Hữu nghị T78 sáng nay.

Hiện nay, Trường Hữu nghị T78 là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GD&ĐT. Nhiệm vụ trọng tâm của Trường là giảng dạy dự bị tiếng Việt cho lưu học sinh Lào và giáo dục chương trình THPT cho học sinh dân tộc thiểu số Việt Nam, lưu học Lào theo mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú có yếu tố nước ngoài.

Chủ tịch Quốc hội dự khai giảng tại ngôi trường vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào ảnh 3

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh trống khai trường chính thức bắt đầu năm học mới 2023 - 2024.

Thông qua đó, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chính trị quan trọng là vun đắp, làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

TS Lê Phú Thắng, Hiệu trưởng Trường Hữu nghị T78 cho biết năm học 2022 – 2023 vừa qua, nhà trường đã đoàn kết, vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với nhiều thành tích đáng khích lệ.

Chủ tịch Quốc hội dự khai giảng tại ngôi trường vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào ảnh 4

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao quà cho 10 em học sinh tiêu biểu của trường.

Đối với khối THPT, tỉ lệ học lực giỏi đạt trên 17%; học lực khá đạt trên 67%; hạnh kiểm tốt đạt trên 88%; có 69 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường. Học sinh Lương Thị Kim Huệ, lớp 12A1 đạt giải Ba học sinh giỏi thành phố môn Lịch sử.

Trường có 1 học sinh đạt danh hiệu học sinh 3 tốt cấp trung ương; 4 học sinh đạt danh hiệu Học sinh 3 tốt cấp Thành phố; 1 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi tiêu biểu thủ đô.

Chủ tịch Quốc hội dự khai giảng tại ngôi trường vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào ảnh 5

Chủ tịch Quốc hội thăm nơi ăn chốn ở của các em học sinh

Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,5%.

Với xuất phát điểm từ nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội còn khó khăn, các em đã vượt lên chính mình để hòa nhập với nền giáo dục Thủ đô và đạt được những thành tích trên là cả một sự cố gắng, phấn đấu, nỗ lực của bản thân và sự tận tâm chỉ bảo, chăm sóc và nuôi dưỡng của thầy cô.

Chủ tịch Quốc hội dự khai giảng tại ngôi trường vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào ảnh 6

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm khu trưng bày các hình ảnh truyền thống của Trường Hữu nghị T78

Đối với khối học sinh Lào, tỉ lệ xếp loại học lực giỏi đạt trên 23%; học lực khá đạt trên 26%; có 9 lưu học sinh đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc, 24 lưu học sinh đạt sinh viên giỏi. Kết quả thi cuối khóa có trên 98% lưu học sinh đạt trình độ tiếng Việt bậc 4 theo khung tiếng Việt cho người nước ngoài của Bộ GD&ĐT.

Phát biểu tại Lễ khai giảng, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá rất cao và nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng những thành tích xuất sắc mà các thế hệ thầy và trò nhà trường đã đạt được trong thời gian vừa qua.

Chủ tịch Quốc hội dự khai giảng tại ngôi trường vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào ảnh 7

Trò chuyện cùng các nhà giáo, cán bộ quản lý, nguyên cán bộ quản lý của Trường

“Những thành tựu trong 65 năm qua và những phần thưởng cao quý được Đảng và Nhà nước hai nước trao tặng đã khẳng định Nhà trường là địa chỉ giáo dục tin cậy, là mái nhà chung nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ, là cầu nối gắn kết, vun đắp thêm tình hữu nghị đặc biệt hai nước Việt Nam - Lào và góp phần thực hiện thành công chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội dự khai giảng tại ngôi trường vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào ảnh 8

Trường Hữu nghị T78 thực hiện 2 nhiệm vụ chính trị quan trọng là vun đắp, làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

Ghi nhận những nỗ lực phấn đấu, triển khai đồng bộ các giải pháp và đạt được nhiều kết quả tích cực của ngành Giáo dục thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội đồng thời đề nghị ngành Giáo dục cần tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo; tiếp tục tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho học sinh; xây dựng văn hóa học đường; nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các mục tiêu của năm học 2023 – 2024 và kế hoạch 5 năm 2021-2026.

MỚI - NÓNG
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
TPO - Luôn trăn trở bồi đắp những giá trị sống tốt đẹp cho giới trẻ, anh Lãnh Văn Mùi (SN 1990) - Bí thư Đoàn xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã dành nhiều tâm huyết, triển khai các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu với văn hóa dân tộc. Anh vừa được Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024.
Lý do Thanh Hóa thu hút khách du lịch
Lý do Thanh Hóa thu hút khách du lịch
TP - Ông Phạm Nguyên Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa - cho biết, ngay từ đầu năm, ngành du lịch Thanh Hóa đã đổi mới và hoàn thiện 3 dòng sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng.
Sông Sài Gòn đoạn trung tâm TPHCM Ảnh: Phục Lễ
Phong vị Sài Gòn
TP - Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới? Ngay những người hàng ngày hàng giờ sống ở thành phố này đã và đang tự hỏi Sài Gòn có gì lôi cuốn người tại chỗ và khách phương xa?