Chuẩn chương trình đào tạo mới có gì khác biệt?

0:00 / 0:00
0:00
Chuẩn chương trình đào tạo mới có gì khác biệt?
SVVN - Một chương trình đại học phải có ít nhất 5 tiến sĩ có chuyên môn phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì giảng dạy chương trình.

Bộ GD - ĐT vừa ban hành Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, thay thế Thông tư 07/2015/TT. Thông tư 17 có hiệu lực từ ngày 7/8 tới.

Theo đó, Bộ GD - ĐT đưa ra các quy định chung tương ứng với từng trình độ đào tạo. Đặc biệt, lần đầu tiên, Thông tư 17/2021 đặt ra chuẩn về đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ với chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Chuẩn chương trình đào tạo mới có gì khác biệt? ảnh 1

Bộ GD - ĐT đưa ra các quy định chung tương ứng với từng trình độ đào tạo.

Một chương trình đại học hoặc chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 phải có ít nhất 1 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; có ít nhất 5 tiến sĩ có chuyên môn phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì giảng dạy chương trình. Theo quy định hiện hành về mở ngành đào tạo, các ngành nói chung được mở khi có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó có ít nhất 1 tiến sĩ và 4 thạc sĩ, hoặc 2 tiến sĩ và 2 thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo.

Về khối lượng học tập, chuẩn đặt ra yêu cầu tương đương quy định hiện hành. Cụ thể, 120 tín chỉ với đại học, 60 tín chỉ với thạc sĩ, 90 tín chỉ (hoặc 120 tín chỉ cho diện đầu vào tốt nghiệp đại học) với tiến sĩ.

Với chương trình đào tạo thạc sĩ, Bộ GD - ĐT đưa ra quy định chi tiết tương ứng với chương trình định hướng nghiên cứu hay ứng dụng. Với chương trình đào tạo tiến sĩ, tối thiểu 80% nghiên cứu khoa học và luận án.

Ngoài ra, với đào tạo thạc sĩ, một chương trình phải có ít nhất 5 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.

Với đào tạo tiến sĩ, giảng viên phải có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư; hoặc có trình độ tiến sĩ với năng lực nghiên cứu tốt. Một chương trình có ít nhất 1 giáo sư (hoặc 2 phó giáo sư) ngành phù hợp và 3 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao học sinh TP. HCM chưa mặn mà với các cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Tại sao học sinh TP. HCM chưa mặn mà với các cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

SVVN - Trong chương trình "Dân hỏi, chính quyền trả lời", tháng 9/2023, với chủ đề “Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm”, do HĐND TP. HCM vừa tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD - ĐT TP. HCM cho biết, thực tế hiện nay, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn cho rằng học nghề là con đường của những người học kém, không thể vào đại học.
Thí sinh không hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến sẽ không được công nhận kết quả trúng tuyển

Thí sinh không hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến sẽ không được công nhận kết quả trúng tuyển

SVVN - Theo quy định của Bộ GD - ĐT, từ ngày 24/8 đến 17h ngày 8/9/2023, tất cả thí sinh trúng tuyển đại học phải hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống. Những thí sinh không hoàn thành xác nhận trực tuyến sẽ không được công nhận kết quả trúng tuyển ở các trường.
Tân sinh viên hứng khởi bước vào môi trường mới

Tân sinh viên hứng khởi bước vào môi trường mới

SVVN - Từ sáng 5/9, không khí đón tân sinh viên ở nhiều trường đại học tại TP. HCM đã bắt đầu náo nhiệt. Đông đảo tân sinh viên và phụ huynh đã có mặt tại trường từ sớm để hoàn thành thủ tục, với niềm hân hoan nhưng cũng còn không ít sự lo lắng.