Chuyện ‘Đi’ trong thành phố - ‘Đi’ sao cho sạch?

SVVN - Ngày 17/10, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) cùng với Viện Pháp tại Hà Nội - L’Espace tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện ‘Đi’ trong thành phố - ‘Đi’ sao cho sạch?”.

Tọa đàm với sự tham gia của các diễn giả và khách mời: TS. Lê Quý Thủy, Chuyên gia Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải (ITST); Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường trực Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Hà Nội; Chị Lê Phương Chi, Quản trị viên nhóm Đạp xe đi làm/Cycle to work và nhà văn Trang Hạ với vai trò người dẫn dắt và điều phối cuộc trò chuyện.

Chuyện ‘Đi’ trong thành phố - ‘Đi’ sao cho sạch? ảnh 1

Những năm gần đây, số lượng phương tiện giao thông đường bộ tăng nhanh theo tốc độ phát triển kinh tế. Bên cạnh những lợi ích nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và đi lại của người dân thì khí thải từ các phương tiện giao thông đang là một nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các thành phố.

Nhằm tạo ra một không gian trò chuyện về giao thông đô thị và các hướng giải pháp để góp phần bảo vệ bầu không khí của Hà Nội, trong buổi tọa đàm, các diễn giả đã trao đổi để mọi người có thể hiểu rằng cách lựa chọn phương tiện nào để di chuyển và cách đi của mỗi phương tiện hàng ngày ra sao cũng có thể tác động đến bầu không khí chúng ta hít thở.

Chuyện ‘Đi’ trong thành phố - ‘Đi’ sao cho sạch? ảnh 2 Tiến sĩ Lê Quý Thủy chia sẻ về nghiên cứu thí điểm kiểm tra khí thải xe máy tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Tọa đàm Chuyện “Đi” trong thành phố đã cung cấp các kiến thức về ô nhiễm không khí nói chung, ô nhiễm do giao thông nói riêng, đồng thời mong muốn người dân hiểu được vai trò của mình trong việc tham gia giao thông, cũng như có thể chủ động giảm phát thải nhờ vào việc lựa chọn phương tiện để “đi” trong thành phố. 

Chuyện ‘Đi’ trong thành phố - ‘Đi’ sao cho sạch? ảnh 3 Mọi người đến tham dự buổi tọa đàm đều có thể chia sẻ, đóng góp vào các giải pháp bảo vệ môi trường.

Buổi tọa đàm là một không gian để người tham dự có thể chia sẻ về các ý kiến và kỳ vọng đóng góp vào các giải pháp hướng tới một bầu không khí trong lành và một thành phố đáng sống. Mỗi cá nhân sẽ chủ động làm sạch môi trường từ lựa chọn “đi” của mình.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

SVVN - Tiếp nối thành công năm thứ nhất, Coca-Cola Việt Nam phối hợp cùng báo Tiền Phong tiếp tục triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" năm thứ hai tại các trường đại học tại TP.HCM. Chương trình mong muốn đem đến nguồn cảm hứng cho người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ hình thành thói quen thu gom chai, lon đã qua sử dụng và gửi đi tái chế, vì một thế giới không rác thải.
Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.