Tuyển sinh 2021:

Chuyên gia mách nước cho thí sinh trượt các nguyện vọng trong đợt 1

0:00 / 0:00
0:00
Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
SVVN - Theo các chuyên gia, đợt xét tuyển bổ sung được dự báo là sôi động, với hàng nghìn chỉ tiêu được các cơ sở giáo dục đại học công bố.

Đây là cơ hội để những thí sinh trượt các nguyện vọng trong đợt 1 có cơ hội vào đại học. Do đó, thí sinh cần lưu ý để không bỏ lỡ cơ hội này.

Nhiều cơ hội cho thí sinh

Trường ĐH Hòa Bình (Hà Nội) chính thức thông báo tuyển sinh trình độ đại học chính quy năm 2021 - đợt 2. Ông Dương Văn Bá – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, cho biết: Đối tượng tuyển sinh là thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Nhà trường tuyển sinh trong phạm vi cả nước. Thời gian nộp hồ sơ: Đợt 2, từ ngày 20/9 - 2/10. Các đợt tiếp theo: Từ ngày 3/10 - 20/12/2021.

“Kết thúc thời gian nhận hồ sơ của từng đợt, nhà trường sẽ tổ chức xét tuyển theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu theo quy định của Bộ GD - ĐT và thông báo kết quả cho thí sinh”, ông Dương Văn Bá thông tin, đồng thời cho biết: Phương thức tuyển sinh đợt xét tuyển bổ sung gồm: Xét tuyển sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021; xét tuyển sử dụng kết quả học bạ THPT.

Theo TS Lê Xuân Thành - Trưởng phòng Công tác Chính trị - Sinh viên, trường ĐH Mỏ - Địa chất (Hà Nội), thí sinh không nên quá lo lắng vì thời điểm này mới là giai đoạn đầu của xét tuyển đại học, các em còn nhiều cơ hội để xét tuyển bổ sung vào các trường đại học khác. Hiện, nhiều cơ sở đại học vẫn còn tuyển sinh bổ sung với phương thức xét tuyển khác nhau. Theo đó, thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT, hoặc tiếp tục xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

“Tất nhiên, khi xét tuyển bổ sung, thí sinh sẽ không còn nhiều lựa chọn những ngành, trường mà mình yêu thích như xét tuyển đợt 1. Do đó, thí sinh nên tập trung vào một số trường tốp giữa. Sau đó, xem điểm chuẩn đợt 1 của trường là bao nhiêu, rồi cộng thêm khoảng 2 - 3 điểm. Nếu điểm thi đạt đến mức đó, cơ hội các em trúng tuyển vào đợt bổ sung sẽ cao”, TS Lê Xuân Thành khuyến nghị.

Chuyên gia mách nước cho thí sinh trượt các nguyện vọng trong đợt 1 ảnh 1

Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Cẩn thận để không lỡ dở

Dù những quy định của Bộ GD - ĐT đã tạo điều kiện cho thí sinh, nhưng việc bỏ lỡ xét tuyển đợt 1 và chấp nhận xét tuyển đợt bổ sung có phần mạo hiểm. Vì thế, thí sinh cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định. Hơn nữa, đa phần các trường tốp đầu và những ngành “hot” đều đã đủ chỉ tiêu ngay từ đợt xét tuyển đầu tiên.

Vì vậy, các trường và ngành tham gia xét tuyển bổ sung có thể sẽ “kén” người học nên mới thiếu chỉ tiêu. “Ngoài ra, điểm xét tuyển đợt bổ sung chỉ được bằng hoặc cao hơn đợt 1; thậm chí có thể còn cao hơn nhiều so với đợt 1”, TS Lê Xuân Thành trao đổi.

Ông Dương Văn Bá lưu ý: Thí sinh nên đọc kỹ thông báo của cơ sở giáo dục đại học có xét tuyển bổ sung, vì có thể nhiều trường đưa ra các tiêu chí phụ hoặc nguyên tắc xét tuyển riêng. Đơn cử như trường ĐH Hòa Bình sẽ căn cứ vào điểm chuẩn đã công bố xét tuyển đợt 1, sau đó xét tuyển chung cho các ngành theo điểm xét tuyển của thí sinh từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Trường hợp xét tuyển vẫn còn chỉ tiêu, nhà trường tổ chức xét tuyển đợt tiếp theo theo quy định.

Theo TS Nguyễn Đào Tùng - Phó Giám đốc Học viện Tài chính, nhận định: Đợt xét tuyển bổ sung sẽ sôi động, nên nếu quyết tâm vào đại học, thí sinh cần có lựa chọn đúng và trúng, tránh bị trượt oan do lỗi chủ quan. Theo đó, thí sinh cần cập nhật thông tin thường xuyên của trường mà mình dự định đăng ký xét tuyển bổ sung, lưu tâm đến chỉ tiêu, phương thức xét tuyển và điểm trúng tuyển đợt 1 để có sự lựa chọn phù hợp.

Dù được dự báo là sôi động nhưng đợt xét tuyển bổ sung ít nhiều vẫn hạn chế hơn so với xét tuyển đợt 1. Tuy nhiên, thí sinh sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau, như: Các em có thể học cao đẳng, học nghề hoặc lựa chọn một số ngành liên kết đào tạo… “Tôi vẫn khuyên các em nên có phương án dự phòng để bảo đảm an toàn, không bị lỡ dở việc học của mình”, TS Nguyễn Đào Tùng cho biết.

Để xem xét quyền lợi cho thí sinh đạt 27 điểm (tổng 3 môn, chưa tính điểm ưu tiên) trở lên nhưng không trúng tuyển nguyện vọng nào trong xét tuyển đợt 1, nhiều trường cho biết, sẽ sẵn sàng xét tuyển bổ sung những thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT cao và căn cứ vào nguyện vọng, điểm đạt được theo điểm chuẩn của từng ngành học cụ thể.

PGS. TS Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng Quản lý đào tạo, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, khẳng định: Nhà trường ủng hộ chủ trương của Bộ và sẽ xét tuyển bổ sung những thí sinh thuộc đối tượng trên nếu đủ các điều kiện. “Chúng tôi sẽ có phương án cụ thể và kế hoạch chi tiết nếu như có ý kiến của Bộ GD - ĐT”, PGS. TS Bùi Đức Triệu trao đổi.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Đào Tùng cho hay: Học viện Tài chính có thể tuyển bổ sung thêm 100 - 200 chỉ tiêu, nhưng với điều kiện: Bộ GD - ĐT cho phép và các thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường. Với số ít thí sinh đạt trên 27 điểm mà không đỗ vào các nguyện vọng đợt 1, nếu có đăng ký xét tuyển bổ sung vào Học viện cũng không ảnh hưởng nhiều đến quy mô đào tạo.

Chuyên gia mách nước cho thí sinh trượt các nguyện vọng trong đợt 1 ảnh 2
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Các trường đại học đang cần bao nhiêu tiến sĩ?

Các trường đại học đang cần bao nhiêu tiến sĩ?

Năm 2024, ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển 40 ứng viên để đào tạo đạt trình độ tiến sĩ; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển 2 giảng viên học vị tiến sĩ; Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cần tuyển 9 tiến sĩ cho các lĩnh vực…