Công bố 25 chương trình nghiên cứu của trường ĐH Ngoại thương

SVVN - Trong giai đoạn 2021 – 2023, trường ĐH Ngoại thương sẽ triển khai 25 chương trình nghiên cứu (CTNC) trong đó có 8 CTNC nhóm 1 và 17 CTNC nhóm 2 sẽ được thực hiện.

Phát biểu tại buổi lễ công bố, PGS. TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương cho biết, cách đây 4 năm Nhà trường đã thành lập 23 Nhóm nghiên cứu triển khai trong giai đoạn 2017 - 2019. Sau một thời gian triển khai, các Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 59 công bố quốc tế và 69 công bố trong nước.

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá những kết quả và hạn chế trong việc triển khai các Nhóm nghiên cứu, Nhà trường đã xây dựng, ban hành Quy định và triển khai các Chương trình nghiên cứu bắt đầu thực hiện từ năm 2021 với 25 Chương trình nghiên cứu (CTNC) trong đó có 08 CTNC Nhóm 1 và 17 CTNC Nhóm 2 sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2021-2023.

Công bố 25 chương trình nghiên cứu của trường ĐH Ngoại thương ảnh 1 PGS. TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương và đại diện các nhóm nghiên cứu.

Theo đó, các CTNC của Nhà trường tập trung vào 4 định hướng nghiên cứu: Kinh tế xanh và trách nhiệm xã hội; đổi mới thể chế kinh tế, xã hội hướng tới phát triển bền vững; đổi mới sáng tạo và chuyển giao tri thức cho doanh nghiệp; Tái cơ cấu và đổi mới quản trị doanh nghiệp.

PGS. TS Bùi Anh Tuấn cho hay, các CTNC của Nhà trường được chia thành 2 nhóm:

Nhóm 1 gồm: 8 CTNC được đầu tư trọng điểm, hướng tới các công bố quốc tế có uy tín cao, mang tính chất dẫn dắt, hình thành các hướng nghiên cứu mũi nhọn của Nhà trường. Sản phẩm chính là các công bố quốc tế có uy tín cao, thuộc danh mục ISI, xếp trong nhóm Q1 và có Impact Factor trên 1.0.

Nhóm 2 gồm: 17 CTNC hướng tới huy động và đào tạo đội ngũ giảng viên trẻ thông qua các nghiên cứu có chất lượng quốc tế. Sản phẩm chính là các công bố quốc tế có uy tín, thuộc danh mục ISI hoặc Scopus từ nhóm Q3 trở lên.

Công bố 25 chương trình nghiên cứu của trường ĐH Ngoại thương ảnh 2 Cán bộ, giảng viên, sinh viên trong không gian nghiên cứu khoa học của trường ĐH Ngoại thương.

Tổng kinh phí chi cho 25 CTNC là gần 18 tỉ đồng. Một CTNC nhóm 1 có kinh phí là hơn 1,4 tỉ đồng. Một CTNC nhóm 2 có kinh phí hơn 800 triệu đồng.

Các CTNC đã huy động hơn 200 nhà khoa học trong và ngoài trường tham gia trong đó hơn 150 nhà khoa học đến từ nhiều đơn vị trong trường. Các CTNC đã đăng ký trên 130 sản phẩm, trong đó có hơn 90 sản phẩm công bố quốc tế có uy tín cao.

PGS. TS Bùi Anh Tuấn, cho rằng, việc xây dựng các CTNC của trường ĐH Ngoại thương là một chính sách khoa học công nghệ đột phá nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức trong bối cảnh mới.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

SVVN - Chuyến thăm của Ngài Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Toàn cầu Meta, mang đến cho sinh viên ĐHQG Hà Nội nguồn cảm hứng mạnh mẽ về tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Những chia sẻ của ông khuyến khích sinh viên đón nhận công nghệ, mở rộng tư duy và sẵn sàng nắm bắt cơ hội để vươn xa trong kỷ nguyên số.
Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

SVVN - PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI) tiếp tục trao đổi với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong về câu chuyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng khởi nghiệp trong sinh viên.
Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

SVVN - Mở đầu cho loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI).
Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trò chuyện với tiến sĩ Lưu Trần Toàn về các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho tân sinh viên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và quản lý thời gian, đồng thời chia sẻ cách lựa chọn tài liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả. 
Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

SVVN - 'Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp là vinh dự to lớn của một người sống đời bình thường, làm công việc bình thường là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đó là chia sẻ đầy xúc động của TS Phan Thị San Hà - nguyên Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), nguyên Giám đốc Trung tâm Châu Á nghiên cứu về Nước (CARE) khi được trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes académiques) của Chính phủ Pháp.
Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Ngày 18/9, trường THCS Giảng Võ tổ chức lễ gắn biển ‘Trường có chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế’ (LabelFranceducation) do Cơ quan phụ trách Giáo dục của Pháp tại nước ngoài (AEFE) cấp cho các trường song ngữ có chất lượng giảng dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế trên thế giới.
Hỗ trợ sinh viên Sư phạm bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Hỗ trợ sinh viên Sư phạm bị thiệt hại sau cơn bão số 3

SVVN - Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ GD - ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng Sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.