Công bố kết quả kiểm tra kê khai tài sản, thu nhập của Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương vừa công bố thông báo kết luận kiểm tra của UBKT Trung ương về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBKT Tỉnh ủy; kiểm tra tài chính Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy; kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang.

Theo thông báo kết luận của UBKT Trung ương, qua kiểm tra, UBKT Trung ương nhận thấy Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, công tác tài chính, tài sản, công tác kê khai tài sản, thu nhập.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang đã chủ động xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cấp ủy, chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, hàng năm; hoàn thành các cuộc kiểm tra, giám sát theo chương trình, kế hoạch, quy trình, thủ tục, nội dung các cuộc kiểm tra, giám sát cơ bản đảm bảo theo các quy định.

Thực hiện sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định của Đảng và tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện để UBKT Tỉnh ủy thực hiện nhiệm vụ; xây dựng UBKT, cơ quan UBKT các cấp và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm tra cơ bản bảo đảm số lượng, chất lượng, từng bước được nâng lên.

Cùng với đó, lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan tài chính cấp ủy đảm bảo kinh phí đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Chấp hành các quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản…

Bên cạnh những ưu điểm, UBKT Trung ương cũng chỉ ra một số vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng và kê khai tài sản, thu nhập.

UBKT Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; phát huy ưu điểm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp thực hiện kiểm tra, giám sát.

Trong đó, trọng tâm là kiểm tra các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương; công tác cán bộ; quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; mua sắm trang thiết bị; thực hiện các dự án đầu tư và những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong xã hội…

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ngư dân treo cờ mới chuẩn bị đón Tết trên biển. Ảnh: Lệ Thủy

Tết giữa đại dương

TP - Trong khi người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với gia đình, thì ở cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), các ngư dân miền Trung cũng đang tất bật chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày và đón một cái Tết nữa giữa đại dương.
Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

TP - Làng rắn Vĩnh Sơn (xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) gắn liền với truyền thống săn bắt rắn tự nhiên của người dân vào mùa xuân ấm áp. Theo thời gian, nơi đây hình thành làng nghề truyền thống nuôi rắn, mang lại cuộc sống đủ đầy cho người dân.
Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

TP - Trước đây trên dòng sông chảy ngược có vô số loài cá "khủng". Người dân tộc thiểu số nơi đây có cách săn cá độc đáo, vừa bắt được cá vừa bảo vệ dòng sông đã bao đời gắn bó với họ. Theo thời gian, loài cá này dần khan hiếm. Để bảo tồn loài cá quý, một số người dân tiên phong thuần hóa chúng ở ao hồ nước tĩnh. Bước đầu thành công đã giúp họ tăng thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Nghiệp đoàn trắng đêm

Nghiệp đoàn trắng đêm

TP - Khi phố phường đã chìm vào giấc ngủ, chợ đầu mối Hòa Cường (TP Đà Nẵng) vẫn nhộn nhịp người và xe cộ vào ra. Gần Tết, đoàn xe nông sản khắp nơi đổ về nhiều hơn, đồng nghĩa với những người làm nghề cửu vạn quần quật từ đêm đến sáng giữa tiết trời mưa lạnh. Nghiệp đoàn bốc xếp vận chuyển trắng đêm ở chợ đầu mối dẫu nhọc nhằn, nhưng ai cũng gắng chịu rét để Tết ấm hơn.
Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

TP - Lâm Đồng những ngày này, đất đỏ cao nguyên đang khoe sắc xanh của những cánh đồng cà phê. Nhưng ở một góc xã Quảng Trị, một câu chuyện khởi nghiệp mới mẻ lại đang tạo dựng những kỳ tích khác biệt. Đó là câu chuyện của gia đình chị Tô Thị Cúc, người đã thành công với mô hình nuôi rắn ráo trâu, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả vùng đất này.
Một số tranh làng Sình

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

TP - Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.
Phụ nữ dân tộc Thái tham gia khua luống

Nhịp điệu ấm no

TP - Đến với các thôn người Thái ở xã vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk, những bản hoà tấu chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cốt cách của người dân nơi này như níu chân lữ khách. Mảnh đất này luôn đong đầy những kỷ niệm đẹp về tình quân dân biên giới.
Bà Trương Thị Thống, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất võng gai ở xóm Long Thọ, xã Giai Xuân chia sẻ về cách làm võng gai

Đung đưa nhịp võng gai người Thổ

TP - Từ những cây gai hoang dại mọc trong rừng, với sự sáng tạo cùng bàn tay tài hoa của những người phụ nữ đồng bào Thổ ở Tân Kỳ (Nghệ An) đã tạo nên chiếc võng tinh xảo, đặc sắc. Qua thời gian, nghề đan võng gai nơi đây bị mai một nhưng những người có tâm huyết vẫn giữ nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, của đồng bào dân tộc Thổ.
Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

TP - Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.