1001 thắc mắc: Điều gì xảy ra nếu bạn rơi vào núi lửa nóng 1.200 độ?

1001 thắc mắc: Điều gì xảy ra nếu bạn rơi vào núi lửa nóng 1.200 độ?
TPO - Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không may bị rơi xuống dòng dung nham của núi lửa nhiệt độ lên tới 1.200 độ. Chắc chắn bạn sẽ mất mạng nhưng quá trình đó xảy ra như thế nào?

Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Các khoáng chất này vẫn được gọi là dung nham. Dung nham là đá nóng chảy trào ra từ núi lửa trong quá trình phun trào. Khi phun trào từ núi lửa, nó ở thể lỏng ở nhiệt độ khoảng 700 °C đến 1.200 °C (1.300 °F đến 2.200 °F).  Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy.

Nguyên nhân hình thành núi lửa

Nhiệt độ bên dưới bề mặt trái đất rất nóng, càng đi sâu về phía lõi trái đất (hay tâm trái đất). Với độ sâu 20 dặm (khoảng 32 km) bên dưới bề mặt trái đất, nhiệt độ tại đây nóng đến mức có thể nung chảy gần như tất cả loại đá. Còn ở tâm trái đất, nhiệt độ còn khủng khiếp hơn, vào khoảng 6.000 độ C.

Ở môi trường nhiệt độ nóng như vậy, các loại đá sau khi nóng chảy cần nhiều không gian hơn, do đó tại một số vùng trên thế giới, các dãy núi thường bị nâng cao lên. Bên dưới các ngọn núi này áp suất không lớn, dẫn đến việc hình thành những hồ mắc ma (magma), những hồ này hình thành từ chính lượng đá bị nóng chảy.

Sau khi hình thành, hồ mắc ma tiếp tục đùn lên, khiến các ngọn núi cao lên liên tục. Một khi áp lực tạo ra bởi hồ mắc ma lớn hơn áp lực do lớp đất đá bên trên, mắc ma sẽ phun trào tạo ra hiện tượng núi lửa.

Trải qua quá trình phun trào, nhiều chất rắn kèm theo khí ga nóng bị phun lên cao, các vật chất này tràn xuống sườn núi và chân núi, tạo ra ngọn núi hình nón.

Bạn sẽ ra sao khi rơi xuống miệng núi lửa?

Câu hỏi này đã được nhiều nhà khoa học tìm hiểu. Vì dung nham núi lửa cực kỳ đậm đặc nên nạn nhân có thể nổi trên bề mặt chứ không chìm xuống đáy.

Tuy nhiên, điều này không giúp nạn nhân thoát khỏi cái chết kinh khủng, vì nhiệt độ trên bề mặt dung nham đá nóng chảy nóng gấp 4 lần nhiệt độ trong lò nướng, nên nạn nhân sẽ nhanh chóng bị đốt cháy đến chết.

Nhưng nạn nhân cũng có thể chìm xuống dưới nhờ khí gas thoát ra khi cơ thể bị đốt cháy.

Năm 2002, một nhà nghiên cứu núi lửa ở Đức tên là Richard Roscoe quay lại thước phim một chiếc túi nặng 30kg chứa đồ ăn thừa và các chất hữu cơ rơi xuống núi lửa Erta Ale ở Ethiopia. Sau khi rơi, chiếc túi chìm xuống một lúc rồi mới nổi lên mặt. Khi bị đốt cháy, chiếc túi tạo nên một cột dung nham.

Thực vậy, nếu như chúng ta được trang bị một bộ quần áo chống nhiệt chuyên biệt, chúng ta có thể đi bộ ở một khoảng cách ngắn trên bề mặt dung nham đang sôi sùng sục.

Xử lý rác thải bằng núi lửa, được không?

Dung nham là đá nóng chảy trào ra từ núi lửa trong quá trình phun trào. Với nhiệt độ từ 700 - 1.200 độ, sức công phá của dung nham là vô cùng khủng khiếp. Trên đường đi của mình, dung nham phá hủy gần như mọi sự sống, làm nóng chảy phần lớn bất kỳ thứ gì ngáng đường chúng. 

Vậy tại sao chúng ta không tận dụng núi lửa để tiêu hủy rác thải?  

Trên thực tế, để xử lý rác thải, các quốc gia trên thế giới thường xây dựng các lò đốt rác. Nếu núi lửa có thể đốt cháy hết mọi thứ, chẳng phải đó là một lò đốt rác tự nhiên hay sao?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đổ rác vào bên trong miệng núi lửa? Để trả lời câu hỏi này, kênh Youtube nổi tiếng What If đã thực hiện một video giải thích những gì sẽ diễn ra khi chúng ta tận dụng núi lửa làm lò đốt rác.

Video điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta rơi vào miệng núi lửa đang hoạt đông? 

MỚI - NÓNG