Những tâm sự của sinh viên tình nguyện trong tâm dịch COVID-19 tại Hải Dương

SVVN - Những chia sẻ của tình nguyện viên trường CĐ Dược T.Ư – Hải Dương tại Bệnh viện dã chiến trường ĐH Kinh tế Y tế Hải Dương.

Tết đã đến, Xuân đã về, ai ai cũng nôn nao, háo hức về quê ăn Tết. Nhưng Tết năm nay là cái Tết xa nhà đầu tiên của chúng tôi. Nghe thật lạ, đáng lý ra giờ này chúng tôi phải đang ở nhà với gia đình, cùng dọn dẹp nhà cửa, theo chân mẹ đi sắm Tết hay đơn giản được “ngủ nướng” thỏa thích. Nhưng tiếc thay, trong những ngày đặc biệt này, chúng tôi lại ở một nơi thật đặc biệt- Bệnh viện dã chiến trường ĐH Kinh tế Y tế Hải Dương (KTYT) trong vai trò của một tình nguyện viên tham gia chống dịch COVID-19.

Những tâm sự của sinh viên tình nguyện trong tâm dịch COVID-19 tại Hải Dương ảnh 1 Nữ sinh viên trường CĐ Dược T.Ư - Hải Dương tình nguyện ở lại hỗ trợ tại bệnh viện dã chiến ĐH KTYT Hải Dương.

Chúng tôi, những sinh viên năm cuối của ngôi trường Dược Hải Dương đã không ngần ngại ghi danh đăng ký tình nguyện ở lại thành phố xinh đẹp này tham gia chống dịch ngay từ những ngày đầu tiên khi nhà trường có thông báo tuyển tình nguyện viên. 

Đội tình nguyện viên chống dịch của nhà trường nhanh chóng được thành lập, được tập huấn trang bị kiến thức cơ bản về phòng chống dịch. Ngay khi dịch bùng phát ở Chí Linh, nhà trường đã cho sinh viên nghỉ học và hướng dẫn di chuyển về nhà. Nhà trường cũng đã giành 5 phòng trong KTX cho riêng đội tình nguyện viên và các bạn sinh viên Lào ở lại Việt Nam. Và chúng tôi may mắn là 5 sinh viên được gọi tên đầu tiên để tăng cường cho Khoa Dược, Bệnh viện dã chiến ĐH KTYT Hải Dương. 

Những tâm sự của sinh viên tình nguyện trong tâm dịch COVID-19 tại Hải Dương ảnh 2 Hàng ngày, những nữ sinh viên hỗ trợ chuyên môn cho các bác sĩ trong khu cách ly tại Hải Dương.

Hàng ngày, chúng tôi bắt đầu công việc từ 7h sáng tới 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 17h00. Công việc của chúng tôi là phân loại, cấp phát thuốc và đồ bảo hộ cho các nhân viên y tế trực tiếp cứu chữa người bệnh. Nguy cơ lây nhiễm là rất cao nhưng vì đã được tập huấn kĩ càng nên mỗi chúng tôi luôn trong tư thế cảnh giác cao nhất với dịch bệnh. Được làm công việc mình thích, lại đúng chuyên môn được học tập và chỉ mấy tháng nữa là ra trường nên chúng tôi cảm thấy thật ý nghĩa và hoàn toàn mình có thể đảm nhiệm được.

Không thể trở về với gia đình của mình được, không thể xuất hiện ở nhà vào dịp mà mọi người gọi là đoàn viên, sum vầy nên đứa nào cũng buồn và tủi thân lắm. Những ngày đầu đi làm có mệt mỏi, áp lực, đêm nằm tâm sự, chuyện trò không dứt sau cả ngày dài bận bịu, có đứa bật khóc và bảo “Giờ mà có xe có khi tớ về quê luôn” rồi lại khóc dấm dứt. Ấy thế mà, sáng mai thức dậy, đứa ủy mị nhất, tinh thần lại phấn chấn nhất, gọi mọi người dậy, cùng nhau chuẩn bị mọi thứ sẵn sàn để tiếp tục cho một ngày làm việc mới.

Những tâm sự của sinh viên tình nguyện trong tâm dịch COVID-19 tại Hải Dương ảnh 3 Tinh thần lạc quan của các nữ sinh viên trong dịp Tết Tân Sửu 2021.

Trong nhóm chúng tôi, bạn Đoàn Mỹ Kiên có quê xa nhất. Nhà bạn ở tận một huyện miền núi xa xôi của tỉnh Yên Bái, rất ít khi được về nhà. Trong năm học, nghỉ Hè và Tết là hai kỳ nghỉ dài nhất, năm nào bạn cũng về. Nhưng năm nay, bạn cũng xin phép bố mẹ được ở lại Hải Dương tham gia hỗ trợ chống dịch cùng mọi người. 

Mặc dù buồn lắm đó nhưng ở nơi đây chúng tôi có những người bạn, những “chiến hữu” chung “chiến hào”. Tôi cảm nhận được tinh thần xung kích và hỗ trợ của mình được lan truyền đi rất nhanh, mỗi một món đồ được giao đến là một lời cảm ơn, một nụ cười đáp trả, thật sự xúc động. Cái cảm xúc đó dâng lên trong lòng khó tả đến nghẹn ngào.

Những tâm sự của sinh viên tình nguyện trong tâm dịch COVID-19 tại Hải Dương ảnh 4 Nội bất suất, ngoại bất nhập tại khu cách ly dịch COVID-19.

Chúng tôi nhận được sự quan tâm, động viên rất lớn từ Ban lãnh đạo và các thầy cô giáo nhà trường, các cô chú lãnh đạo tại Bệnh viện dã chiến. Nhà trường đã gặp mặt, tặng quà Tết cho từng bạn. Vẫn là những phong bao lì xì đỏ chót, vẫn là những thức đồ đậm vị Tết Việt như giò lụa, bánh chưng, mứt kẹo… mà sao đứa nào cũng rưng rưng khi nhận.

Hôm nay đã là ngày thứ 12 của chúng tôi và các bạn, mặc dù rất nhớ nhà nhớ gia đình nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một tình nguyện viên, một dược sĩ tương lai và cũng là một người con hiếu thảo vì an toàn của gia đình, của xã hội. Dự kiến sau kì nghỉ Tết, chúng tôi sẽ hoàn thành công việc, sau đó, tiếp tục cách ly dự phòng rồi mới trở về nhà.

Có làm việc trực tiếp nơi tuyến đầu chống dịch mới thấm hết bao nỗi vất vả, cực nhọc của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên phục vụ, tình nguyện viên. Và đặc biệt càng thấm hơn giá trị của tình người, tình đồng hương, nghĩa đồng bào của mỗi người dân Việt Nam.

Chúng tôi mong muốn người dân đã từng tiếp xúc với bệnh nhân hãy khai báo y tế trung thực, không trốn khỏi khu cách ly và phong tỏa để hỗ trợ lực lượng chức năng phòng chống dịch, để Hải Dương nói riêng, Việt Nam nói chung sẽ sớm tìm lại cuộc sống yên bình, đáng yêu như vốn có, để mỗi đứa tôi lại được khăn gói về nhà, lao vào vòng tay cha mẹ. Và với chúng tôi, khi đó mới là Tết, mới là Mùa Xuân.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.