Cuộc so kè tiêm kích Su-30 Nga và J-20 Trung Quốc trong mắt chuyên gia

Cuộc so kè tiêm kích Su-30 Nga và J-20 Trung Quốc trong mắt chuyên gia

0:00 / 0:00
0:00
Su-30 (trái) sẽ chiếm ưu thế lớn trong không chiến với J-20
Su-30 (trái) sẽ chiếm ưu thế lớn trong không chiến với J-20
TPO - Trong một cuộc đụng độ tiềm năng trên không giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên địa hình phức tạp của dãy núi Himalaya, các chuyên gia đã xem xét cách Trung Quốc có thể triển khai máy bay phản lực tàng hình J-20 để chống lại các tiêm kích Rafale và Su-30 MKI do Nga chế tạo có trong không quân Ấn Độ.

Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc được cho là đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm ở vùng núi Tây Tạng, nơi có Sân bay Đạo Thành Á Đinh (Daocheng Yading) có độ cao lớn nhất thế giới.

Máy bay chiến đấu này đã được trông thấy nhiều lần tại sân bay này, nơi nằm gọn trong lòng các đỉnh núi cao nhất thế giới, là một nơi hoàn hảo để J-20 trải qua các thử nghiệm độ cao.

Là một máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm mới, J-20 cần phải chứng minh khả năng khi hoạt động ở vùng cao nguyên và núi non. Địa hình phức tạp của cao nguyên và thời tiết không thể đoán trước ở độ cao như vậy đặt ra những thách thức không thể tưởng tượng được đối với bất kỳ máy bay nào, và không phải loại máy bay nào cũng có thể hoạt động được trong môi trường như vậy.

Không khí ở độ cao lớn rất loãng và máy bay chiến đấu cần không khí để quá trình đốt cháy diễn ra trong động cơ cho phép nó bay trơn tru.

EA Times dẫn lời chuyên gia quốc phòng Ian D’Costa: “Máy bay chiến đấu không được trang bị động cơ có thể hoạt động trong không khí loãng ở độ cao từ 7.000-10.000m gặp bất lợi nghiêm trọng, đặc biệt là so với các máy bay chiến đấu khác có động cơ phù hợp”.

Hoạt động từ các căn cứ không quân trên cao nguyên Tây Tạng có nghĩa là máy bay chiến đấu J-20 sẽ mang ít vũ khí hoặc nhiên liệu hơn, dẫn đến phạm vi và khả năng chiến đấu bị hạn chế.

Đó là tin xấu đối với Trung Quốc vì các căn cứ không quân của họ nằm ở khoảng cách xa hơn so với đường kiềm soát thực tế (LAC), chính là biên giới đang tranh chấp, điều này có nghĩa là các máy bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ bất lợi khi giao tranh với máy bay Ấn Độ.

Hơn nữa, các chuyên gia cho rằng chiếc máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc không có kinh nghiệm chiến đấu và chưa tham gia bất kỳ cuộc chiến nào. Có rất ít thông tin công khai về khả năng của nó, với một số thông tin được cho là do báo chí Trung Quốc phóng đại.

Ngược lại, tiêm kích Rafale của Ấn Độ có nhiều kinh nghiệm trong các vai trò chiến đấu, và với trần bay 16km; chúng có thể hoạt động đặc biệt tốt ở độ cao lớn.

Trong trường hợp đối đầu với Không quân Ấn Độ, Trung Quốc có thể cũng sẽ sử dụng máy bay chiến đấu tấn công đa năng Su-35 của Nga, Su-30MKK, các máy bay chiến đấu J-16, J-11 và J-10C được phát triển trong nước.

Các máy bay phản lực khác trong kho của Trung Quốc như J-7, J-8 và JH-7 sẽ không được triển khai ra tiền tuyến vì những hạn chế về tầm bay dọc theo LAC.

Cựu phi công Không quân Ấn Độ (IAF) Vijainder K Thakur nói rằng J-20 là một máy bay tiêm kích bom tàng hình. Và như thế, nó sẽ không cần phải đấu với các máy bay Su-30 hoặc Rafale của IAF. Nó có thể thực hiện các nhiệm vụ của mình mà hầu như không bị phát hiện”.

Các nhiệm vụ của J-20 sẽ bao gồm tấn công vào radar, tên lửa của IAF, xác định vị trí các mục tiêu di động trong lãnh thổ Ấn Độ và chuyển tiếp tọa độ của chúng cho các máy bay ném bom và tiêm kích bom sử dụng tên lửa hành trình”.

Ông nói rằng trong kịch bản không-đối-không trực quan, J-20 của Trung Quốc sẽ bị đánh bại hoàn toàn bởi các máy bay Su-30 và Rafale của IAF, đó chính xác là lý do tại sao các máy bay J-20 sẽ không bao giờ giao chiến với tiêm kích của Ấn Độ.

Thay vào đó, chúng sẽ sử dụng khả năng tàng hình để xâm nhập không phận Ấn Độ và tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Ấn Độ mà không sợ bị đánh chặn, ông nói thêm.

Thakur nói rằng Trung Quốc có khả năng triển khai các máy bay phản lực J-20 cho các vai trò chuyên biệt. “Ví dụ, bắn hạ các tài sản có giá trị cao của IAF như máy bay cảnh báo sớm và máy bay tiếp dầu trên không.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Toàn quân tăng tốc, bứt phá trong năm 2025

Toàn quân tăng tốc, bứt phá trong năm 2025

TPO - Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng xác định, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, toàn quân tăng tốc, bứt phá, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Ukraine công bố video phá hủy kho đạn dược của Nga ở Rostov

Ukraine công bố video phá hủy kho đạn dược của Nga ở Rostov

TPO - Máy bay không người lái của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã tấn công một kho đạn dược tại thao trường Kadamovsky ở Novocherkassk, tỉnh Rostov (Nga) hôm 22/12. Cuộc tấn công đã gây ra vụ nổ lớn, kho đạn của Nga bị phá hủy hoàn toàn. Theo thông tin từ SBU, quân đội Nga đã sử dụng kho đạn để tiếp tế cho lực lượng ở khu vực Kramatorsk thuộc Donetsk.