Cuộc sống của sinh viên Lào, Campuchia ở Ký túc xá sinh viên Lào tại TP. HCM, diễn ra như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Rời xa quê hương, các bạn du học sinh Lào, Campuchia đến TP. HCM mang theo ước mơ tri thức và khát khao được trải nghiệm.

Thích nghi với môi trường mới

Mỗi năm sẽ có vài chục sinh viên Lào, Campuchia đến Việt Nam học bằng những suất học bổng giúp đào tạo nhân lực trẻ cho nước bạn. Dù sống trong một cộng đồng riêng tại Ký túc xá (KTX) trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q. 3, TP. HCM), 725 sinh viên Lào và Campuchia đang hòa mình vào nhịp sống sôi động của sinh viên thành phố mang tên Bác.

 Cuộc sống của sinh viên Lào, Campuchia ở Ký túc xá sinh viên Lào tại TP. HCM, diễn ra như thế nào? ảnh 1

KTX sinh viên Lào tại TP. HCM hiện có 23 phòng và là nơi sinh sống của 725 du học sinh, trong đó có 62 sinh viên Campuchia.

Cuộc sống tại TP. HCM, từ văn hóa, ngôn ngữ đến phong cách sống, tất cả đều là trải nghiệm mới đối với các bạn trẻ Lào và Campuchia. Nhờ sự hỗ trợ từ Thành phố cũng như Ban Giám đốc KTX Lào, các bạn sinh viên đã dần hòa nhập và cảm thấy gần gũi hơn.

Tại trường, thầy cô và bạn bè luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn sinh viên, giúp các bạn vượt qua khó khăn trong học tập, đặc biệt là Ban Quản lý, Ban Giám đốc KTX. Anh Huỳnh Thanh Nhã - Phó Giám đốc Ký túc xá sinh viên Lào tại TP. HCM cho biết: “Khi các bạn đến, tôi luôn coi các bạn như người anh em trong nhà và chúng tôi luôn tạo điều kiện để các bạn nhanh chóng có được chỗ ở tốt, điều kiện sống tốt để an tâm học tập. Khi các bạn sinh viên mới đến chúng tôi có nhiều hoạt động để giúp các bạn nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống ở TP. HCM năng động, nhộn nhịp”.

 Cuộc sống của sinh viên Lào, Campuchia ở Ký túc xá sinh viên Lào tại TP. HCM, diễn ra như thế nào? ảnh 2

Tủ lạnh lưu trữ thực phẩm của sinh viên Lào và sinh viên Campuchia.

 Cuộc sống của sinh viên Lào, Campuchia ở Ký túc xá sinh viên Lào tại TP. HCM, diễn ra như thế nào? ảnh 3

Các bạn du học sinh Lào, Campuchia tự vào bếp chuẩn bị cho bữa ăn của mình.

 Cuộc sống của sinh viên Lào, Campuchia ở Ký túc xá sinh viên Lào tại TP. HCM, diễn ra như thế nào? ảnh 4

Những món ăn do chính tay các bạn chuẩn bị.

Khi sống trong KTX các bạn sinh viên sẽ được Ban Giám đốc tạo điều kiện nấu ăn tại bếp tập trung đã được trang bị đầy đủ từ bàn ghế, tủ lạnh, tủ đông đến nồi nấu cơm được sử dụng hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, mỗi sinh viên còn được dùng miễn phí 50 Kwh điện/sinh viên/tháng, 4m3 nước/sinh viên/tháng, sử dụng phòng máy lạnh và còn được trang bị máy lọc nước nóng lạnh trải đều tại các tầng.

Còn hơn cả hòa nhập

Đặc biệt, các bạn sinh viên Lào, Campuchia còn có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động giao lưu, khi Ban Giám đốc liên tục phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức nhiều chương trình lớn, nhỏ. Tính đến cuối tháng 10/2024, Ban Giám đốc đã tổ chức hơn 60 hoạt động trong năm, dự kiến đến cuối năm sẽ còn nhiều hoạt động bổ ích khác, phù hợp thời gian trống của sinh viên.

 Cuộc sống của sinh viên Lào, Campuchia ở Ký túc xá sinh viên Lào tại TP. HCM, diễn ra như thế nào? ảnh 5

Những góc truyền thống tại KTX sinh viên Lào tại TP. HCM.

 Cuộc sống của sinh viên Lào, Campuchia ở Ký túc xá sinh viên Lào tại TP. HCM, diễn ra như thế nào? ảnh 6
 Cuộc sống của sinh viên Lào, Campuchia ở Ký túc xá sinh viên Lào tại TP. HCM, diễn ra như thế nào? ảnh 7

Phoummy Bin (sinh viên Lào, trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch) là bạn trẻ năng động, tích cực trong các hoạt động hữu nghị tại TP. HCM chia sẻ: “Mình ở đây đã được 5 năm rồi, KTX từ đó đến nay cũng đã sửa chữa khá nhiều lần, hiện tại đã khá đầy đủ. Mặc dù sinh sống ở đây khá lâu nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về mặt ngôn ngữ nhưng mình lại thấy rất thích các hoạt động do KTX tổ chức. Tại đây, mình có thể học hỏi và giao lưu nhiều hơn rất phù hợp với sinh viên ngoại quốc như mình. Các anh chị tại đây cũng rất tận tình, luôn luôn quan tâm hỗ trợ mọi người không chỉ mỗi việc học”.

Phommakone Dalavanh (sinh viên Lào, ngành Y Khoa trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch) tâm sự: “Lúc ở quê nhà thì mình chỉ nói chuyện với họ hàng nhưng qua đây thì mình luôn được động viên phải tham gia nhiều hoạt động hơn, nói chuyện với nhiều người hơn. Tại đây, mình còn có thể trao đổi về văn hoá, về phong tục các nước hay đặc trưng của từng nước. Các anh chị sẽ thường xuyên hỏi thăm và tạo điều kiện cho sinh viên giao lưu với nhau và dặn dò tụi mình phải cố gắng nhiều hơn. Điều đó đã giúp mình học hỏi được rất nhiều điều”.

 Cuộc sống của sinh viên Lào, Campuchia ở Ký túc xá sinh viên Lào tại TP. HCM, diễn ra như thế nào? ảnh 8

Phommakone Dalavanh bày tỏ niềm vui khi ở và sinh hoạt tại KTX.

Các bạn sinh viên tại KTX luôn biết ơn sự giúp đỡ đến từ Ban Quản lý và Ban Giám đốc KTX khi được sinh sống tại đây, các bạn cho rằng, bản thân không những hoà nhập mà đã có rất nhiều trải nghiệm tại đây và làm quen được với nhiều bạn bè người Việt và am hiểu về văn hoá đất nước Việt Nam.

Huon Leanghuor (sinh viên Campuchia, ngành Y Đa khoa, trường ĐH Nguyễn Tất Thành) chia sẻ: “Khi sống tại KTX, mình được tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ thì đây giống như một môi trường để mình phát triển. Ở đây, mình hướng ngoại hơn, nói chuyện nhiều hơn. Anh chị đối với bọn mình giống như người nhà vậy, khi gặp mặt thì luôn hỏi thăm. Tụi mình có thể tâm sự mọi chuyện với anh chị. Các anh chị cũng tạo điều kiện cho tụi mình, mỗi khi nhận văn bản, mấy anh chị cũng giúp đỡ tụi mình”.

Chia sẻ thêm về những dự định để nâng cao đời sống cho sinh viên trong KTX Lào, anh Nhã cho biết: “Trong thời gian này, với những nỗ lực và sự kiên trì đeo bám, chúng tôi vẫn đề xuất với lãnh đạo các cấp nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa cho các bạn về cơ sở vật chất để các bạn yên tâm học tập”.

MỚI - NÓNG
Gen Z Hà Nội ‘bắt trend’ thả cá ông Công ông Táo
Gen Z Hà Nội ‘bắt trend’ thả cá ông Công ông Táo
SVVN - Ngày 22/1, Lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời trở nên đặc biệt hơn với màn thả cá một cách có ý thức của giới trẻ Hà Nội. Không chỉ hỗ trợ người dân thả cá an toàn, các tình nguyện viên Gen Z còn thu gom túi nilon, nhắc nhở người dân bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

SVVN - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhóm sinh viên trường ĐH FPT Cần Thơ đã đưa ra sáng kiến độc đáo: chế tạo muỗng nhựa sinh học từ vỏ trái quất (trái tắc). Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, sáng kiến này còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, vấn đề nhức nhối của toàn cầu hiện nay.
Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

SVVN - Nhóm ba sinh viên tài năng Lê Thanh Tú, Dương Hồ Vũ và Huỳnh Gia Mẩn (trường ĐH Xây dựng Miền Tây) đã xuất sắc giành giải Nhất tại giải thưởng Euréka 2025, lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật với dự án 'Nghiên cứu tổng hợp họa tiết trang trí gỗ khu vực trung lưu dòng Mekong tại Đồng bằng Sông Cửu Long'.