Cựu du học sinh lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chơi tiền ảo

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Lê Qúy Cường (SN 1994, quê Thanh Hóa) - cựu du học sinh Hàn Quốc, đã lừa đảo nhiều người đi xuất khẩu lao động thông qua mạng xã hội, rồi 'đổ' vào tiền ảo.
Cựu du học sinh lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chơi tiền ảo ảnh 1

Đối tượng Cường (ảnh nhỏ).

Ngày 2/11, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Qúy Cường về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo điều tra, Cường là cựu sinh viên du học tại Hàn Quốc. Sau khi trở về nước, do không có công ăn việc làm ổn định, Cường đã lên mạng xã hội lập tài khoản Facebook “Cường Lê” đăng tải thông tin tuyển dụng đi xuất khẩu lao động theo diện “bảo lãnh của những phụ nữ Việt Nam lấy chồng ở Hàn Quốc”.

Sau đó, một số nạn nhân đã tiếp cận thông tin trên và trao đổi với Cường qua mạng. Vì trước đó Cường đi du học ở Hàn Quốc nên đã nắm được thị trường lao động ở đây nên có người đã tin tưởng chuyển cho đối tượng 1.500 USD đặt cọc, làm hồ sơ.

Tuy nhiên, thời gian dài sau đó Cường không thực hiện đưa họ đi xuất khẩu lao động như đã hứa hẹn.

Nghi ngờ bị Cường lừa, nạn nhân đã liên hệ và nhờ cơ quan chức năng kiểm chứng giấy tờ do đối tượng gửi lại sau khi chuyển tiền và phát hiện đây là giấy tờ giả nên đã trình báo công an.

Tiếp nhận trình báo, cơ quan công an đã xác định tài khoản “Cường Lê” chính là Lê Quý Cường.

Bước đầu, Cường khai nhận hành vi phạm tội của mình và cho biết do chơi tiền ảo bị thua lỗ nên nghĩ ra việc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để "nướng" vào tiền ảo.

Theo cơ quan công an, ngoài các nạn nhân ở Hà Nội, còn một số người ở Bắc Giang, Hưng Yên, Quảng Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Đồng Nai... cũng là nạn nhân của Cường.

Hiện vụ án đang tiếp tục được làm rõ.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.